“Khi ta nhìn lên bầu trời và không thấy đám mây mà ta yêu quý đâu nữa, ta nghĩ rằng đám mây đó đã chết, nhưng sự thực là đám […]
ĐẾN ĐI THONG DONG…
"Khi ta nhìn lên bầu trời và không thấy đám mây mà ta yêu quý đâu nữa, ta nghĩ rằng đám mây đó đã chết, nhưng sự thực là đám mây đó vẫn đang tiếp tục tồn tại nhưng dưới hình tướng là mưa hay những hình tướng khác mà thôi. Sinh và diệt chỉ là những hiện tượng mà ta nhìn thấy trên bề mặt. Nếu ta nhìn thật sâu thì không có sinh cũng không có diệt, chỉ có sự tiếp nối không ngừng. Khi ta tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt thì ta không còn lo sợ cái chết."
Bạn sống như thế nào?
Còn tôi, Tôi muốn sống trọn vẹn một cuộc đời có thể gọi là “phi thường “, Còn bạn?
Hãy quan sát cuộc sống xung quanh bạn hàng ngày. Bạn có nhận ra rằng có nhiều người đang lựa chọn một cuộc sống (bạn có thể chọn bất cứ cụm từ nào sau đây): không trọn ven, tầm thường, thiếu ý nghĩa, không có mục tiêu,… Hay đau lòng hơn còn có những người lựa chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình. Hay đã bao giờ bạn tự hỏi chính mình rằng “Mình đang sống vì điều gì?” Hay “Tôi sẽ để lại điều gì cho cuộc đời này khi tôi không còn nữa?” chưa?
Người ta thường hay nói với chính mình hay với những người khác khi được hỏi: Bạn muốn đạt được điều gì? Công việc cuộc đời của bạn là gì? Hay ước mơ của bạn là gì vậy?…, rằng “Tôi biết mình muốn gì, tôi biết ước mơ của tôi là gì. Tôi chỉ không biết làm sao để đạt được điều đó mà thôi.” Và bởi vì chúng ta không biết mình phải làm gì nên chúng ta càng có lý do để bản thân không làm gì hết. Chúng ta ai cũng giỏi tìm kiếm lý do cả. Chúng ta có mọi lý do để biện minh cho việc chúng ta không làm một điều gì đó, lý do để không chọn cái này hay cái kia, tất cả đều có lý do cả.
Nhưng bạn sẽ không muốn đi hết nửa đời người rồi mà vẫn thấy bản thân chưa làm được điều gì đáng ghi nhận phải không? Hay sau cả một đời người những gì bạn có thể nói hay nghĩ về lại là những điều giá như: “Giá như tôi đã làm điều này? Giá như tôi đã không nói điều đó? Giá như tôi đã thực hiện những điều mà bấy lâu nay tôi đã nung nấu? Hay giá như tôi quan tâm đến gia đình mình nhiều hơn.” (Thật ra thì vẫn còn rất nhiều cái giá như khác nữa cơ.) Vâng! Chắc chắn là bạn không muốn như vậy chút nào rồi, nhưng chúng ta phải làm gì? Làm gi để những người bình thường sống một cuộc đời phi thường đây?
Cre: Ảnh đó đây!
Thành công dựa trên hai quyết định rất quan trọng. Đầu tiên, là bạn phải quyết định bạn muốn đạt được điều gì. Thứ hai, bạn phải quyết định xem cái giá mà mình sẽ trả để đạt được mục tiêu đó là gì.
Tất cả chúng ta đều có tài năng riêng cả cho dù nó là gì đi chăng nữa. Điều chúng ta cần làm là khám phá xem tài năng đó là gì và tìm một môi trường phù hợp để cho phép chúng ta phát triển và sử dụng tài năng đó của mình. Chúng ta cần biết công việc nào có thể khai thác tối đa tài năng của mình, niềm đam mê hay ước mơ của bản thân là gì. Có như vậy chúng ta mới biết bản thân nên làm gì và sẽ đạt được điều gì. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có sự chuyên tâm và có ý chí thành công đến cùng. Vậy nên chúng ta cần xây dựng cho mình một bản mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Nhờ đó chúng ta sẽ luôn biết rõ bản thân mình muốn gì. Bên cạnh đó có một mục tiêu rõ ràng giúp chúng ta có động lực để đạt được điều mình mong muốn hơn. Vậy nên, đừng chần chừ nữa, hãy viết ra bản mục tiêu của riêng bạn và bắt tay ngay vào việc khám phá tài năng của mình ngay bây giờ đi.
Không ai có thể thành công một mình. Trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, chúng ta sẽ luôn phải đối mặt với những điều không chắc chắn, những điều mà bản thân chưa biết. Vậy nên, việc học hỏi từ những người khác có thể giúp bạn làm giảm đáng kể những thất bại trên con đường đạt đến thành công của chính mình. Bạn không cần phải tự mình tìm ra mọi thứ mà thực ra thì không ai có thể làm được điều đó cả. Khi nhìn thấy được cách mà những người khác đối phó với các vấn đề tương tự, bạn sẽ được trang bị sự tự tin để biến những khó khăn thành việc có thể thực hiện được với sự hào hứng, biến mỗi thách thức bạn gặp phải thành những cơ hội. Những gì bạn cần làm là nhìn xung quanh để thấy hàng trăm hàng nghìn người đã và đang vượt qua những khó khăn, thách thức của mình để trở nên mạnh mẽ hơn, đó chính là những tấm gương mà bạn có thể noi theo.
Lựa chọn vẫn luôn là của bạn. Bạn muốn được an toàn giữa đám đông, bị bao bọc trong những giới hạn do bạn tự đặt ra cho mình hay bạn muốn xem mình có thể leo lên cao tới đâu trong cuộc sống, sẽ đạt được gì khi dám bứt mình ra khỏi giới hạn của bản thân. Bạn có muốn đi tới những nơi mà bạn bè của bạn chỉ có thể mơ tới không? Bạn có muốn nhìn thấy khung cảnh vĩ đại nhất của thế giới không? Lựa chọn là của chính bạn đó.C
❤️ Chúng ta không viết nên cuộc sống của mình bằng từ ngữ. Chúng ta viết nó bằng hành động. Chúng ta nghĩ gì không quan trọng. Chúng ta làm gì mới là điều thực sự quan trọng.
Cảm ơn chuyến đi này đã cho tôi thấy đựơc giá trị mình trong cuộc đời này…
1. Nếu bạn nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phán xét, thế giới này sẽ chỉ toàn những người có khiếm khuyết.
– Nhìn bằng đôi mắt kiêu ngạo, thế giới này sẽ chỉ toàn những người thấp hèn và ngu ngốc.
– Nhìn bằng đôi mắt trí tuệ, bạn sẽ phát hiện ra rằng mỗi người bạn gặp phải, đều có những điểm đáng để bạn học hỏi và tôn trọng.
2 . Thế giới mà bạn đang nhìn thấy, chỉ là phản ứng của nội tâm.
Trong lúc tâm trạng cởi mở, nhìn thấy ai cũng là bạn bè thân thiết , còn khi đang buồn bực, đi đâu cũng chỉ thấy những khuôn mặt đáng ghét.
3 . Con người vẫn hay than phiền không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, nhưng kỳ thực, trước giờ nó vẫn ở sâu trong lòng, bạn không cần phải tìm kiếm. Chỉ cần bạn có thể giữ tâm bất động trước cảnh đời, không “vì dục vọng mà cực khổ, bận rộn suốt cả ngày” thì tự nhiên sẽ cảm nhận được sự hiện hữu của nó.
4 . Có những người sống để tìm kiếm tình yêu, để sinh con đẻ cái, để cố gắng giàu sang, để sự nghiệp vẻ vang…
– Sự tìm kiếm này nhân loại đã đi tìm hàng ngàn thế kỷ qua rồi, và sẽ còn rũ nhau tìm kiếm bất tận ở mai sau.. Cuộc săn tìm vất vả quá nhưng cứ đúng chu kỳ 100 năm (thường thì ngắn hơn) tất cả đều bị trả về cái khởi điểm con số 0 ban đầu.
– Riêng tôi, tôi là kẻ chỉ muốn ngắm nhìn dòng sinh mệnh. Tôi đến thế giới này để xem một cái cây lớn lên thế nào, nước sông chảy ra sao, mây trắng bay kiểu gì, những hạt mưa kia rồi sẽ trôi về đâu…
5 . Khi trong lòng bạn ngập tràn sự yên vui, thì đi đến đâu cũng đều là hoan hỷ tự tại , khi trong tâm tràn đầy trí huệ thì một cành hoa, cọng cỏ cũng khiến bạn nhìn ra được chân lý nhiệm mầu…!!!
Ảnh: Một số bức ảnh ghi nhận đêm trao lì xì đầu năm cho những hoàn cảnh khó khăn đầu năm Tân Sửu 2021
Cùng đi qua bao nhiêu mảnh đất của quê hương, chúng tôi lại càng yêu quý hơn tấm lòng của những con người Việt Nam. Mảnh đất hình chữ S, nơi có những con người máu đỏ da vàng giàu tình thương yêu.
Từ miền Bắc, nơi có những văn hiến lâu đời, hay về với miền Trung thân yêu, nơi nhận lấy nhiều thiên tai nhất cả nước, hay là miền Nam, nơi có Thành phố mang tên Bác. Dù là ở đâu, chúng ta đều là anh em một nhà, chung một dòng máu. 👉Vì lẽ đó, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau đi qua khó khăn là điều chúng ta nên làm. “Người góp công, người góp của, cùng chung tay chúng ta sẽ cùng nhau hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn” . Một cuộc sống tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
🇻🇳Tết năm nay, Có lẻ hơi ảm đạm vì dịch bệnh trong cộng đồng rất phức tạp, thêm vào đó là dư âm của những cơn bão chồng bão lũ chồng lũ gây những mất mát, đau thương còn chưa ngôi. Mỗi người có thể san sẻ chiếc áo ấm, chăn ấm hay góp một thùng mì, một chai dầu ăn, một chai nước tương hay một bao lì xì nho nhỏ cũng đủ ấm lòng cho cái Tết thêm trọn vẹn.
🍀Một người sẽ không là gì, nhưng cùng nhau, chúng ta có thể làm nên một cái Tết trọn vẹn và ấm áp tình người. Những hãy nhớ 5K phòng dịch hằng ngày để bảo vệ mình và mọi người thương xung quanh quanh mình… 💖
(Thông tin chi tiết về tài chính của chuyển đi cập nhật ở bản tin sau) P/s: Mời cả nhà cùng nhìn lại chuyến đi vừa qua..
Với tâm nguyện sẻ chia khó khăn với các em học sinh tiểu học vùng cao, đoàn từ thiện do ĐĐ. Thích An Nhất – Chủ nhiệm CLB Thiện Nguyện Cỏ Bốn Lá làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Xuân từ bi mùa 6 – vòng tay yêu thương” trao 20 chiếc xe đạp và 600 phần áo ấm và chăn ấm cho học sinh tại huyện Sơn Tây và huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 28-29/1/2021.
Câu lạc bộ thiện nguyện Cỏ Bốn Lá trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Bến Lức (tỉnh Long An) chính thức được thành lập từ năm 2015, do ĐĐ. Thích An Nhất, thế danh Lê Hoài Phong (ngụ xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) làm chủ nhiệm. Mỗi năm, CLB tổ chức 4 chương trình lớn: Tặng học bổng, xuân từ bi, hoa sen yêu thương, đêm trăng cổ tích. Mỗi chương trình là một chuỗi hoạt động tại nhiều địa phương khác nhau nhằm chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình lần này mang thông điệp “Xuân từ bi mùa 6 – vòng tay yêu thương” nhằm chăm sóc đến các em học sinh tiểu học vào những ngày cuối Đông trong thời tiết giá lạnh ở vùng cao.
Đại đức cùng đoàn thiện nguyện đã thay mặt các nhà hảo tâm mang những chiếc áo ấm, chăn ấm trao tặng các em học sinh đúng thời điểm khí hậu rét buốt làm ấm áp cho những bước chân son đến trường và đặc biệt càng ý nghĩa hơn khi mang lại niềm vui và hạnh phúc đến các em để chào đón Tết cổ truyền sắp đến.
Bên cạnh đó, đoàn còn trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em thiếu nhi ở vùng bị thiệt hại nặng do đợt lũ lụt vừa qua. Nguồn kinh phí được trích từ quỹ “Vòng tay yêu thương” của nhà thiếu nhi tỉnh Long An và CĐCS Đài phát thanh và truyền hình Long An (LA34).
Tổng kinh phí cho chuyến thiện nguyện lần này gần 150 triệu đồng.
Mong rằng những phần quà có ý nghĩa khích lệ tinh thần tới trường của các em học sinh vùng cao để các em càng chăm chỉ học hành và trở thành con ngoan, trò giỏi cho thế hệ tương lai của đất nước.
“Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”, câu thành ngữ được lưu truyền đã bao đời nay phản ánh phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền.
Trong văn hóa của người Việt, Tết là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm, là khoảng thời gian để cả gia đình trở về quây quần, sum vầy bên nhau, cùng nhau gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Và đây cũng là dịp để mỗi người có cơ hội bày tỏ sự hiếu nghĩa với những người đặc biệt quan trọng trong đời.
Do đó, “mùng 1 tết cha” có nghĩa là sáng mùng 1 Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính. Sang đến mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “khởi hành” sang thăm hỏi và chúc tết bên nhà ngoại với các nghi thức cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội.
Sang mùng 3, người Việt thường dành riêng để đi tết thầy giáo. Thầy ở đây cũng không bó hẹp trong phạm vi thầy giáo dạy chữ mà cả những người thầy dạy nghề như nghề mộc, nghề may, nghề bốc thuốc hay thầy dạy các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, múa…
Có thể thầy mở lớp dạy học tại nhà, cũng có thể một gia đình khá giả mời thầy tới nhà, nuôi thầy dạy con ăn học, xóm làng xung quanh gửi con đến thụ giáo, không phải nộp học phí, chỉ ngày lễ, Tết, cha mẹ học trò mới tới cảm ơn thầy.
Giàu có thì thúng gạo nếp, con gà, bộ quần áo, nghèo thì cơi trầu, be rượu… Vật chất tuy không nhiều nhưng sự trọng thị, tri ân thì thật là cung kính.
Đặc biệt, vào mùng 3 Tết, các trò dù ở độ tuổi nào, địa vị ra sao, đều cố gắng tụ tập ở nhà trưởng tràng (người đứng đầu một nhóm học trò), cùng các bạn đồng môn tới thăm hỏi và chúc tết thầy cùng gia đình.
Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy đã dạy dỗ, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau gặp nhiều điều may mắn trong những ngày Tết đến, xuân về. Mùng 3 tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm tình thầy trò và trở thành nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những học trò năm xưa…
Thời nay, “tết thầy” cũng trở nên “đặc biệt”. “Đặc biệt” là thay vì trực tiếp đến chúc tết thầy, cô giáo, học sinh gửi lời chúc thầy cô qua điện thoại hay qua Facebook. Và cũng qua Facebook, thầy cô trở thành người bạn lớn, thậm chí kiêm nhà tư vấn tâm lý chuyện tình cảm của tuổi học trò. Hơn nữa, thầy, cô giáo sẽ hiểu thêm về tính cách, cuộc sống gia đình, bạn bè của học trò.
Xưa hay nay vẫn vậy, với những người thầy, món quà không tỷ lệ thuận với tấm lòng của học trò đối với thầy, dù theo thời gian, hình thức tết thầy xưa và nay đã ít nhiều thay đổi. Nếu ngày xưa trò đến thăm thầy với gói trà, lạng mứt… thì ngày nay món quà tết thầy đã phong phú và đa dạng hơn, song bản chất tốt đẹp của việc tết thầy vẫn không thay đổi vì luôn thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự biết ơn của trò đối với thầy, cô giáo.
Dẫu “tết thầy” thời nay có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt, nhớ về người thầy trong những ngày vui tết là truyền thống không bao giờ mất.