PHÓNG SỰ LA34 ĐƯA TIN THÁNG BA BIÊN GIỚI 2022

BẢN TIN TRƯA 21/03/2022
Đài PTTH LONG AN LA34 ĐƯA TIN THÁNG BA BIÊN GIỚI DO CÂU LẠC BỘ THIỆN NGUYỆN CỎ BỐN LÁ TỔ CHỨC XÃ BIÊN GIỚI THUẬN BÌNH

NẾU THƯƠNG PHẬT…

Đối với Phật tử (những người con Phật, không phân biệt tại gia hay xuất gia), những sự kiện liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đều có ý nghĩa thiêng liêng, vô giá.

Ảnh : ST Làng Mai Thái Lan

Phật đản, dễ hiểu nhất chính là mừng ngày biểu hiện của Đức Phật dưới hình hài Thái tử Tất Đạt Đa nơi cõi Ta-bà này. Thế gian thường gọi sự kiện ai đó ra đời là ngày sinh nhật nhưng với sự kiện Phật ra đời, ta quen gọi là Phật đản. Nếu tính theo lịch thời gian, Ngài đã biểu hiện từ hơn 2.600 năm trong lòng Phật tử hoặc những ai có chí nguyện và thực hành con đường yêu thương, hiểu biết.

Theo truyền thuyết hoặc trong kinh ghi lại, sự kiện này đã làm chấn động chư thiên, hoa mạn-đà-la và thiên nhạc tấu khúc hoan ca, trầm hùng…

Sự biểu hiện của Thái tử Tất Đạt Đa cho đến Đức Cồ Đàm là cả quá trình tri kiến, ngộ nhập, đạt đạo và hành đạo.

Nhân ngày Khánh đản, trong tư thế phủ phục sát đất trước tôn tượng Đức Phật với lòng dạ chí thành và với tính thiện trong lòng, ta như nghe khúc:

“Phổ môn vọng tiếng triều dâng
Bé thơ xuất hiện giữa lòng đóa sen
Cam lộ một giọt rưới lên
Xuân về trên khắp mọi miền núi sông”.

Ta được tiếp xúc với Ngài như dòng suối ngọt trong, tưới mát những vùng đất khô cằn, nóng bức, mang mùa xuân đến cho muôn loài, vạn vật. Mùa xuân này là mùa xuân của thương yêu, hiểu biết, của vỗ về, đỡ nâng.

Nhân ngày Khánh đản, ngoài việc “kết những tràng hoa vi diệu nhất, hương thơm, âm nhạc và tàng lọng, con đem chúng dường khắp hết các Như Lai”, ta hãy noi theo nếp sống từ bi, trí tuệ, hòa ái đối với tự thân và tha nhân.

Nhớ nghĩ điều lành, nói điều lành, làm điều lành là như có Phật bên mình, không xa cách.

Dù có miệt mài bôn ba nơi cõi Ta-bà qua tháng rộng năm dài, đừng đợi đến lúc chùn chân mỏi gối thì ta mới dừng nghỉ. Hãy biết trở về chính tự thân ta, chăm sóc cho ta và cho những người mà ta đã nguyện yêu thương. Khi biết trở về thì ta sẽ biết nhu yếu, những thao thức của mình. Trở về tự thân cũng chính là trở về nguồn xưa – âu đó cũng là lời tuyên bố đầu tiên mà hài nhi Tất Đạt Đa, chân bước trên hoa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, đã tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ – Duy ngã độc tôn” (trên trời dưới đất – chỉ có Ta là tôn quý). “Chỉ có Ta” ở đây là khả năng tự soi chiếu, khả năng thức tỉnh, tự trở về bản thân. Cái quý ở mỗi người tu Phật là biết nhìn lại chính mình.

Nếu thương Phật thì ta hãy sống tử tế với nhau, nhìn nhau bằng mắt thương, nói với nhau bằng ngôn từ hòa ái, có tính cách dựng xây và nâng đỡ.

Nếu thương Phật thì ta hãy tập sống sẻ chia. Sẻ chia những gì mình đang có với những người đang thực sự thiếu thốn.

Nếu thương Phật thì ta hãy làm sao để Phật đản sinh trong lòng mình mỗi ngày chứ không đợi đến ngày rằm tháng Tư mới thấy “Phật về”. Gặp nhau, ta nở được nụ cười thân thiện, thầm niệm câu “Sen búp xin tặng người – một vị Phật tương lai”.

Nhìn về thế giới ngày nay đang đối diện với nhiều vấn đề như: chiến tranh, nghèo đói, hoạn họa. Những vấn đề này luôn tồn tại qua các thời kỳ nhưng mỗi thời có những cấp độ khác nhau. Trước những cảnh khổ nếu là Phật tử thương Phật, ta nên có động thái góp năng lượng hòa bình, góp bàn tay nhân ái để xoa dịu. Trong khi phụng sự, đóng góp thì ta cũng nên biết cách trở về chăm sóc cho chính mình thật tốt, thật hòa ái. Chỉ có yêu thương mới có thể hàn gắn, xoa dịu.

Nếu thương Phật thì ta hãy sống cho có tình thương, thấu hiểu.


Bài chia sẻ đựơc trích của Thầy Đông Nguyên “Nếu thương Phật…” – Vườn hoa Phật giáo

NẾU THƯƠNG PHẬT …

PHÓNG SỰ LA34: HOA SEN YÊU THƯƠNG MÙA 7

TRI ÂN

🌻Nếu nói cuộc sống là một bài ca về tình người thì có thể nói bất công chính là một phần giai điệu của bài hát. Bởi lẽ con người – ai cũng có quyền bình đẳng, có lẽ sống và có lý tưởng riêng. Đâu ai có quyền lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng tại sao số phận lại bất công đặt để họ vào một hoàn cảnh éo le, khốn khổ.

🎼Ai cũng mơ ước một cuộc sống ấm no, yên bình và hạnh phúc. Đâu ai muốn bản thân rơi vào bất công, cơ cực. Nhưng cuộc sống là vậy luôn thăng trầm biến đổi một cách vô thường.

🎥Nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều ánh sáng của tình thương, ánh sáng của sự sẻ chia, của sự đồng cảm đến từ những tấm lòng vàng của xã hội. Có lẽ, khi tận tay trao gửi món quà nhỏ bé qua những chuyến đi thiện nguyện thì càng minh chứng cho ánh sáng của tình người là nhiệm mầu có thật.

🙇‍♂️Câu Lạc Bộ Thiện Nguyện Cỏ Bốn Lá xin tri ân sâu sắc đến Quỹ Tâm Hiểu Thương tại Cần Thơ, Ban Từ Thiện Tâm Châu Tịnh Thất Long Châu tại TP.HCM, Nhóm Từ Tâm tại Hà Nội, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Dự án Công nghiệp Lê Minh tại Bình Dương đã đồng hành cùng Cỏ; Trung Tâm Tình Nguyện Quốc Gia, Tỉnh Đoàn Long An đã bảo trợ cho chương trình; Huyện Đoàn Thạnh Hóa; Xã Đoàn Tân Hiệp; Ban Chỉ huy Quân sự Xã Tân Hiệp và Thuận Bình; Ban Giám Hiệu Trường Tiểu học Tân Hiệp và Ban Giám Hiệu Trường Trung Học Cơ Sở Tân Hiệp và cùng chính quyền địa phương cơ sở tại đã tạo điều kiện thuận lợi cho buổi trao quà đến các em học sinh khó khăn hiếu học!

🍀Cảm ơn các bạn Thành viên, Tình nguyện viên đã hết lòng yểm trợ cùng Cỏ gieo duyên với các em học sinh.

💟Một lần nữa xin tỏ lòng tri ân sâu sắc💟

 

3 gợi ý bắt đầu tổ chức hoạt động tình nguyện

Trong công tác tình nguyện, hoạt động tình nguyện thành công và có thu hút được đoàn viên thanh niên hay không đều phụ thuộc vào việc lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động.

Nguồn: Cổng Thông Tin TW Đoàn 

Những kỹ năng cần biết của Tình nguyện viên (Thành viên và Cộng tác viên)

Là một tình nguyện viên bạn cần phải có những kỹ năng gì để làm tốt công việc của mình. Hãy tìm hiểu bài viết để nắm bắt được những kỹ năng quan trọng này nhé.

1. Lập kế hoạch:

Kỹ năng này vô cùng cần thiết cho các hoạt động tình nguyện dài hạn được tổ chức trong những điều kiện cụ thể. Bất kể các hoạt động được sắp xếp theo cách nào cũng cần phải có kế hoạch và cung thời gian cụ thể. Thông qua việc lên kế hoạch, chúng ta có thể xác định rõ các mục tiêu của hoạt động tình nguyện và tìm ra cách tốt nhất để tiến hành các hoạt động đó. Suy nghĩ một cách chiến lược, mối quan hệ đối tác, điều phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cũng được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch. Mỗi mục tiêu cần phải xác định được các công việc tương ứng để hoàn thành mục tiêu đó và các công việc nào cần đến TNV.

      Cần phải trả lời được các câu hỏi:

  • Cần phải làm những gì?
  • Địa điểm ở đâu?
  • Khi nào các công việc được thực hiện?
  • Ai sẽ phụ trách những công việc đó?

      Các câu hỏi này đều trả lời cho câu hỏi: Mọi thứ sẽ được thực hiện như thế nào?

Khi tất cả các câu hỏi được giải đáp nghĩa là là kế hoạch đã được lập và TNV cũng như người quản lý có thể thực hiện các công việc theo mục tiêu và có định hướng rõ ràng.

 

2. Huy động nguồn lực (Gây quỹ, vận động tài trợ):

Trong nhiều trường hợp, cần có nguồn tài trợ để hoạt động tình nguyện có thể được triển khai. Hiện nay, rất ít hoạt động tình nguyện có thể được triển khai. Hiện nay, rất ít hoạt động có thể được thực hiện mà không có nguồn kinh phí. Thậm chí khi hoạt động tình nguyện được tiến hành tại một địa phương nào đó nhằm trợ giúp những người dân ở đó thì cũng vẫn cần phải có kinh phí. Nhiều hoạt động tình nguyện cần được tài trợ bởi ít nhất một cơ quan hay tổ chức bên ngoài. Có rất nhiều cách để tìm kiếm và vận động tài trợ và TNV cần có kỹ năng vận động tài trợ. Công việc này bao gồm việc huy động các nhà tài trợ, xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị các nhà tài trợ, tổ chức cuộc gặp với các đối tác tiềm năng, v.v…

 

3. Kỹ năng giao tiếp:

Giao tiếp là một trong những hoạt động thường xuyên nhất và diễn ra hang ngày giữa người với người. Giao tiếp bao gồm rất nhiều kỹ năng: kỹ năng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tư vấn, kỹ năng phản hồi,… Để giao tiếp hiệu quả cần phải có những kỹ năng này. Hơn nữa, thông qua việc giao tiếp, con người có thể chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc (những thứ được coi là thông tin). Có rất nhiều kiểu giao tiếp và tất cả chúng ta cần phải luôn trao dồi kỹ năng giao tiếp. Trong công việc tình nguyện, có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có thể tiếp cận những đối tượng được hưởng lợi (những người mà bạn đang giúp đỡ) và tổ chức công việc theo cách tốt nhất có thể khi làm việc với các đối tác, với đồng nghiệp và với các TNV khác.

 

4. Kỹ năng làm việc nhóm:

 

Là một TNV, bạn cần có rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Khi bạn tham gia hoạt động tình nguyện, bạn có thể phải làm việc một mình hoặc làm việc vùng với những người khác. Khi bạn làm việc một mình, bạn làm việc độc lập, cá nhân và khi làm cùng người khác, bạn làm việc theo nhóm. Xét về định nghĩa, đội (nhóm) là tập hợp những con người cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung. Họ hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Những kỹ năng đặc biệt để làm việc theo nhóm hiều quả mà bạn – một TNV nên có: hiểu và chia sẻ với người khác, có tinh thần làm việc tốt, sáng tạo, có khả năng tìm được vị trí thích hợp trong nhóm.

 

5. Kỹ năng lãnh đạo:

Đây là kỹ năng quan trọng khi bạn làm việc cùng một nhóm các bạn TNV. Đội (nhóm) tình nguyện cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, nhưng để hoạt động hiệu quả nhất và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, nhưng để hoạt động hiệu quả nhất và thực hiện những nhiệm vụ tối ưu, cần thiết có vị trí lãnh đạo. Lãnh đạo/ thủ lĩnh trong các hoạt động tình nguyện thông thường là những người có niềm đam mê, được thúc đẩy mạnh mẽ và sẵn sàng chia sẻ quan điểm với người khác. Lãnh đạo cũng là người quản lý TNV đồng thời đảm bảo thực hiện các hoạt động tình nguyện hiệu quả, hợp lý. Có rất nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau và mỗi kiểu phụ thuộc vào tính cách của từng người lãnh đạo, kinh nghiệm và những yêu cầu của công việc cần được thực hiện.

 

6. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:

Trong bất kỳ môi trường làm việc nào có mọi người tham gia đều có thể xảy ra trường hợp hai người có quan điểm khác nhau. Khi đó, nếu họ tìm được một thỏa hiệp chung, vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, mâu thuẫn xuất hiện khi hai người không thể giải quyết được sự khac biệt quan điểm. Mâu thuẫn là quá trình khi mà một bên nhận được những lợi ích đối lập hoặc ảnh hưởng không tốt đến bên còn lại. Cả hai bên liên quan đều cho rằng mình đúng, vì thế không lắng nghe quan điểm của nhau. Trong những trường hợp như vậy, cần thiết phải có những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Việc học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác cũng rất quan trọng. Chúng ta là những con người khác nhau và do đó có những quan điểm khác nhau trong nhiều trường hợp và sự việc. Giải quyết mâu thuẫn là kỹ năng giúp chúng ta làm thế nào để nối liền khoảng cách khác biệt đó, làm thế nào để vẫn giữ được quan điểm cá nhân mà không ảnh hưởng đến công việc chung và mối quan hệ đồng nghiệp. Việc đảm bảo mâu thuẫn được giải quyết phụ thuộc phần lớn vào người lãnh đạo hoặc quản lý, nhưng mỗi TNV cũng cần có kỹ năng này, khi đó công việc tình nguyện sẽ dễ dàng hơn và năng lực tình nguyện sẽ được sử dụng một cách hiệu quả. Thông qua giải quyết mâu thuẫn, sự hiểu biết và giao tiếp giữa mọi người sẽ được cải thiện, đồng thời giảm bớt sự khác biệt giữa các cá nhận. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết chúng ta cần hiểu và cảm thông cho nhau, sẵn sàng học hỏi và thay đổi.

 

7. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả:

Khi ban trở thành một TNV, bạn phải lập kế hoạch làm việc cụ thể và học cách sử dụng thời gian hiệu quả để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, bạn có kiến thức, kỹ năng và bạn sẽ thành công hơn trong công việc nếu bạn biết cách làm chủ thời gian. Có nhiều cách thức bạn có thể áp dụng để quản lý tốt thời gian. Chẳng hạn như, bạn cần đặt ra mục tiêu trước khi bắt đầu công việc. Bạn đang cố gắng để đạt được gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần phải chọn lựa các công việc ưu tiên thực hiện và quyết định thực hiện những gì cần thiết, xứng đáng với thời gian và công sức bạn bỏ ra. Bạn cần lên danh sách những công việc cần làm để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ mà bạn được giao. Một vài mẹo nhỏ hữu ích cho bạn là cần đặt ra đúng mục tiêu ưu tiên, không làm việc quá vất vả, chỉ tập trung vào một công việc tại một thời điểm và có thời gian nghỉ ngơi.

 

8. Kỹ năng thuyết trình:

Kỹ năng thuyết trình ngày càng trở nên quan trọng khi mà công nghệ thông tin hiện đại đang dần thay thế các phương thức chia sẻ thông tin truyền thông, Là một TNV, bạn chắc chắn sẽ có lúc chia sẻ thông tin, trình bày thông tin đến các đối tượng khan giả khác nhau. Bạn có thể sử dụng máy vi tính và trình chiếu PowerPoint để hỗ trợ thuyết trình. Để có một bài thuyết trình thành công, bạn cần có sự chuẩn bị và hoàn thành các bước cụ thể. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể hợp lý và chuẩn bị bài thuyết trình. Bạn cần sử dụng tài liệu phù hợp với đối tượng khán giả cần truyền tải những thông điệp đơn giản và rõ ràng. Bạn cần nói to và rõ ràng, sử dụng câu ngắn và đơn giản đồng thời tóm tắt một cách ngắn gọn những gì đã trình bày. Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị trả lời câu hỏi hay thắc mắc cũng như làm rõ một vài ý. 

 

9. Những kỹ năng đặc biệt khác:

Ngoài ra, bạn cũng cần có nhiều kỹ năng đặc biệt khác khi tham gia công tác tình nguyện. Những kỹ năng đó bao gồm: kỹ năng phòng chống thiên tai và hỏa hoạn, kỹ năng ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội, kỹ năng chuyên môn trong từng lĩnh vực tình nguyện… Những kỹ năng này sẽ cần thiết tùy theo tổ chức cơ quan bạn tham gia tình nguyện và những nhu cầu liên quan trong quá trình hoạt động tình nguyện.

VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG “HOA SEN YÊU THƯƠNG MÙA 7” TẠI XÃ BIÊN GIỚI TÂN HIỆP, HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN.

(Chương trình điểm của 4 tháng đầu năm của CLB Thiện Nguyện Cỏ Bốn Lá. Trước tình hình phòng chống dịch bệnh, thực hiện chỉ tiêu 5K nên CLB sẽ tổ chức khảo sát và chỉ trao tặng cho những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, hoạt động về biên giới lần này, cũng tiếp sức cho các tuyến đầu dân quân biên giới ngày đêm canh gác vành đai, khóa chặt ăn ninh biên giới ngăn COVID -19 xuyên suốt từ Tết đến nay )

♻️Mỗi người chúng ta sinh ra đâu ai muốn số phận của mình phải sống trong cảnh nghèo khó, bất hạnh. Tuy nhiên chúng ta không có quyền được lựa chọn mà chúng ta phải chấp nhận với những điều mà tạo hóa đã đặt để. Có người may mắn, cuộc sống chỉ toàn là màu hồng của hạnh phúc, cũng có người bất hạnh, cuộc sống lúc nào cũng là một màu xám u tối, cứ bị cái nghèo khó bủa vây và ghìm chặt.

🙇‍♂️Giá như mọi người có thể nhìn đời bằng một đôi mắt cảm thông và sẻ chia, trải lòng mình ra để yêu thương mọi thứ thì hạnh phúc sẽ đong đầy biết mấy. 🙏Chúng tôi thực sự ngưỡng mộ và nể phục đối với những con người dù nghèo khó, cơ cực vẫn luôn có ý chí, nghị lực vươn lên, không bao giờ chấp nhận đầu hàng số phận. Đặc biệt hơn là các em nhỏ , dù cuộc sống lúc nào cũng chứa đầy những tai ương, bất hạnh nhưng các em vẫn luôn cố gắng từng ngày, từng giờ, từng phút , từng giây. Các em cũng có ấp ủ những ước mơ,những hoài bão cho riêng mình chỉ với khát khao có thể thay đổi được cuộc đời của bản thân và cả gia đình.

🙇‍♂️🙇‍♂️🙇‍♂️Dù đói nghèo , vất vả nhưng bằng tất cả nghị lực và ý chí quyết tâm của mình, các em vẫn luôn kiên trì để đến trường bằng cả sự hi vọng và cố gắng. Các em tựa như những đóa hoa sen từ trong bùn lầy mà vươn dậy Chính vì lẽ đó, chúng tôi đây với khát vọng mang yêu thương đến mọi người nên quyết định tổ chức chương trình Hoa Sen Yêu Thương mùa 7 nhằm hỗ trợ đến các hộ gia đình nghèo có con em hiếu học.

♻️Dự trù kính phí (đã tính phát sinh thêm 5 chiếc xe đạp) : – 10 chiếc xe đạp x 1.500k/chiếc = 15.000k; 10 quyển tập, 2 bút chì, 1 gôm, 1 thước kẻ, 1 cục tẩy x 10 phần = ? và nếu có thể thêm 1 phong bì – 20 thùng mì, 200 kg gạo, nhu yếu phẩm, khẩu trang và dung dịch sát khẩu để hỗ trợ tiếp trợ 02 CHỐT KIỂM DỊCH BIÊN GIỚI của Việt Nam – Campuchia (tùy theo khả năng vận động)

♻️Dự kiến sẽ trao học bổng lúc 09 giờ, ngày 29/03/2021 tại Trường Tiểu Học Tân Hiệp, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.

💗💗💗MỌI SỰ GIÚP ĐỠ HOAN HỶ CHUYỂN KHOẢN CHO KLC QUA SỐ TÀI KHOẢN :

🏧Chủ tài khoản : Lê Hoài Phong

🏧Số tài khoản :07.001.660.3341, Ngân hàng Sacombank- chi nhánh Long An.

Địa chỉ: Trụ sở CLB Thiện Nguyện Cỏ Bốn Lá, số 14, tổ 10, ấp Phú Thành, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Số điện thoại: 0329.878.346

👉 Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung chuyển khoản là “ HSYTM7“ – viết tắt Hoa Sen Yêu Thương Mùa 7 và ghi rõ nội dung : “tên người hỗ trợ hoặc tên facebook hay SĐT của nhà hảo tâm

🙏🏽 Sau khi chuyển khoản xin vui lòng liên hệ thông báo cho Thầy được biết hoặc gửi phiếu biên nhận đã chuyển khoản để tiện kiểm tra tránh trường hợp sai sót. Xin chân thành cám ơn và đa tạ !

#HoaSenYeuThuongMua7 #CỏBốnLá #CoBonLaThienNguyen #ThángThanhniên #TanHiep_ThanhHoa_LongAn #vandonghoasenyeuthuongmua7 #ThiệnNguyệnCỏBốnLá #UBHLHTNVNHuyệnBếnLức

Ps/: Giúp đời có nhiều cách: CHIA SẺ cũng là giúp đời HỮU ÍCH và được PHƯỚC. Giúp đời trong khả năng. Ai giúp được Tiền thì giúp vật chất, Ai không có Tiền thì giúp = cách BẤM CHIA SẺ (đã là giúp đời tạo Phước và được Phước) 1 hành động nhỏ GIÚP ĐỠ bao Người.

🙏Cảm niệm mọi người đã xem qua bài viết 🙏

————————–

PHƯƠNG DANH TẤM LÒNG NHÂN ÁI TRỢ DUYÊN HOA SEN YÊU THƯƠNG MÙA 7 TẠI BIÊN GIỚI TÂN HIỆP – THẠNH HOÁ – LONG AN (Xin ngưng nhận quyên góp )

1. Chị Yến Hải Phòng UH 500K CK 16/3 R

2. Nhóm Từ Tâm Hà Nội UH 1.500K CK 20/3 R

3. Anh Cao Trí UH 500K CK 20/3 R

4. Quỹ từ thiện Tâm Hiểu Thương (FB Kim Lê) UH 7.500K CK21/3 R

5. Ban Từ thiện Tâm Châu Tịnh Thất Long Châu UH 7.500K CK23/3 R

6. TK Le Quoc Viet (Cần Thơ) UH 50K CK23/3 R

7. Chị Lê Thị Minh (CTy TNHH Đầu tư Phát triển Dự án Công Nghiệp Lê Minh) UH hiện vật 2500 chiếc khẩu trang y tế 24/3 R

8. Cô Lam (Phú Lâm) UH 3.000K TM28/3 R

✍️TỔNG CỘNG (hiện tại nhận đựơc) 20,550,000VND (2500 chiếc khẩu trang y tế hiện vật) (Hai mươi triệu năm trăm năm mươi ngàn đồng)

#ThiệnNguyệnCỏBốnLá #HoaSenYeuThuongMua7 #CỏBốnLá #HSYTM7

XIN CẬP NHẬT DANH SÁCH TẤM LÒNG NHÂN ÁI “ĐỢT 02” HỖ TRỢ HOÀN CẢNH BÉ KHÔI 8 THÁNG TUỔI – LONG AN 

Hoàn cảnh Bé Trần Đăng Khôi, gần 8 tháng tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh đã phẩu thuật 11/10/2020, kèm theo bệnh viêm phổi, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tiểu. Và ngày 25/02/2021 sau Tết đã tái khám lại, thì tình trạng tim của bé đều ổn, nhưng sau khi siêu âm ổ bụng thì kết quả là Theo dõi sỏi rải rác đài thận hai bên (hình ảnh hồ sơ có) và tiếp tục ngày mai tái khám, nếu không ổn sẽ nhập viện theo dõi tiếp.

Hiện tại bé sống cùng Mẹ, ở nhà trọ Vũ, xóm Bờ Dừa, KP8, Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An. 

 

     (Đã trao lúc 20 giờ 00, 27/02/2021)

 

11. TK Khanh Huynh Scrimsher UH 6.000.000VND CK23/2

 

12. TK Kevin Nguyen và Phuong Nguyen UH 320USD = (+7,370,000 VND) CK23/2

 

TỔNG CỘNG TRAO ĐỢT 2: 1️⃣3️⃣.3️⃣7️⃣0️⃣.0️⃣0️⃣0️⃣vnđ

(Mười ba triệu ba trăm bảy mươi ngàn đồng) 

btr

XIN THAY LỜI CHO GIA ĐÌNH CHỊ TRÚC – MẸ RUỘT BÉ KHÔI BIẾT ƠN ĐẾN CÁC BA CÁC MẸ ĐÃ CHIA SẺ, LAN TỎA GIÚP CON VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN. KÍNH CHÚC CÁC BA CÁC MẸ LUÔN BÌNH AN TRÊN MỌI NẺO ĐƯỜNG.

 

✔️ Thương!

 

💕Link bài vận động lan tỏa giúp Cho Bé Khôi:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2825459991026489&id=100006875472200

 

#CoBonLaThienNguyen #cobonla

#keugoilantoacobonla

#LanToaYeuThuong 

#PhuongDanhTamLongNhanAiTroDuyenBaTreDonThanNuoiConNhoBenhHiemNgheo

#CoBonLaThienNguyen

#LanToaYeuThuong102 #LTYT102

XIN CẬP NHẬT DANH SÁCH TẤM LÒNG NHÂN ÁI HỖ TRỢ HOÀN CẢNH BÉ KHÔI 8 THÁNG TUỔI – LONG AN 

17. XIN CẬP NHẬT DANH SÁCH TẤM LÒNG NHÂN ÁI HỖ TRỢ HOÀN CẢNH BÉ KHÔI 8 THÁNG TUỔI – LONG AN 

Sau thời gian gần 3 ngày gieo duyên vận động hoàn cảnh Bé Trần Đăng Khôi, gần 8 tháng tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh đã phẩu thuật 11/10/2020, kèm theo bệnh viêm phổi, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tiểu. Quê ở xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Hiện tại sống cùng Mẹ, ở nhà trọ Vũ, xóm Bờ Dừa, KP8, Thị trấn Bến Lức, tỉnh Long An.

 

     (Đã trao lúc 18 giờ 00, 24/02/2021)

 

1. TK Pham Ly Xuan Hang UH 200K CK22/2

 

2. TK Cao Tri Tran UH 500K CK22/2

 

3. TK Nguyen Van Phot UH 500K CK22/2

 

4. TK Thoa Le UH 200K CK22/2

 

5. TK Nguyen Hoang Long UH 1000K CK23/2

 

6. TK Nguyen Thi Hong Anh (Bé Dau Do 500K và FB Tran Hoa 100K) UH 600K CK23/2

 

7. TK Binh Nam UH 200K CK23/2

 

8. Tú Phú Ân (Thành viên Cỏ) UH 200K TM24/2

 

9. Quán Cafe 126, KP8, TT. Bến Lức UH 500K TM24/2

 

10. Cô Ánh (PCN Cỏ) UH 100K TM24/2

 

TỔNG CỘNG :4️⃣.0️⃣0️⃣0️⃣.0️⃣0️⃣0️⃣vnđ

(Bốn triệu chẵn) 

mde
rbt
rbt

XIN THAY LỜI CHO GIA ĐÌNH CHỊ TRÚC – MẸ BÉ KHÔI BIẾT ƠN ĐẾN CẢ NHÀ ĐÃ CHIA SẺ, LAN TỎA. KÍNH CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN BÌNH AN TRÊN MỌI NẺO ĐƯỜNG.

 

CÁM ƠN ANH TRAI Le Duy Nguyen ĐÃ ĐỒNG HÀNH KÊU GỌI GIEO DUYÊN THÊM 4 TRIỆU ĐỒNG CHẴN

✍️nâng tổng số tiền gia đình nhận đựơc đợt đầu là 8 triệu đồng chẵn), để kịp có chi phí tái khám chữa bệnh bé vào ngày mai (25/02/2021), và để trang trãi nhu cầu sữa, tả..   

 

✔️ Thương!

 

💕Link bài vận động lan tỏa giúp Cho Bé Khôi:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2825459991026489&id=100006875472200

 

#CoBonLaThienNguyen #cobonla

#keugoilantoacobonla

#LanToaYeuThuong 

#PhuongDanhTamLongNhanAiTroDuyenBaTreDonThanNuoiConNhoBenhHiemNgheo

#CoBonLaThienNguyen

#LanToaYeuThuong102 #LTYT102

 LAN TỎA YÊU THƯƠNG ĐẾN NGƯỜI MẸ TRẺ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ (GẦN 8 THÁNG TUỔI) MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO

(Cơ duyên là mùng 5 Tết có Khói Lam Chiều biết đến hoàn cảnh này, gần 1 tuần chờ giấy xác nhận địa phương cũng như xác minh rõ ràng trường hợp này. Thật sự KLC cũng với hy vọng giúp bé Khôi điều trị tiếp bệnh của mình, giúp mẹ bé chi trả khoản nợ còn thiếu trân quý anh chị em thiện lành giúp đỡ cho)

Trong không khí tươi vui chào đón 1 năm mới, nhà nhà sum họp thì ở đâu đó, trong những xóm nhà trọ công nhân văng vẳng tiếng khóc oa ..oa .. khát sữa của đứa trẻ con chua xót biết chừng nào.
Câu chuyện người mẹ trẻ đơn thân, một thân một mình nuôi con trai vừa mổ tim bẩm sinh xong hiện còn tiếp tục điều trị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng đường tiểu,…là Chị Trần Thị Trúc, sinh năm 1998, quê ở xã Tân Lập, Huyện Mộc Hóa, Tỉnh Long An. Rời xa quê lên làm công nhân ở Huyện Bến Lức, rồi quen với người thanh niên sinh năm 1993, cả 2 đem lòng yêu thương nhau. Do không điều kiện cưới sinh. Nên cả 2 quyết định sống cùng nhau như vợ chồng, và có thai sinh được bé trai tên Trần Đăng Khôi sinh ngày 27/06/2020. Niềm vui khi cả 2 vợ chồng trẻ có được đứa con trai khôi ngô, tuấn tú và dễ thương. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa trọn vẹn thì phát hiện đứa bé mắc bệnh tim bẩm sinh, viêm trùng đường tiểu, viêm phổi….so với khả năng hiện tại chênh lệch rất lớn. (Chắc ai đó sẻ thắc mắc, Mẹ ruột của chị Trúc đâu? Thì đây lại là 1 câu chuyện khác thương cảm cho số phận người mẹ trẻ này. Biển động gợn sóng là khi 15 tuổi Cha ruột mất sớm do tai nạn giao thông, Mẹ ruột Trúc bước thêm một bước nữa. Nên Trúc và em trai sinh năm 2004 phải ở với cô 5, cũng bởi những cú sốc tinh thần, thì những dấu hiện triệu chứng tâm thần của bệnh động kinh xuất hiện. Đến hiện tại thì chị Trúc điều trị BV Tâm Thần Long An cũng 12 năm siêng suốt không dám bỏ thuốc.)
Người Cha bỏ đi khi phát hiện con bệnh tật (theo lời mẹ bé – chị Trúc kể lại) Khi bé Trần Đăng Khôi sinh ra vừa tròn 2 tháng, cũng là lúc người cha lại lạnh lùng bỏ đi. Vì phát hiện, con trai bệnh tật, không tiền lo chạy chữa cho con.
Kể từ đó, mọi sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần dồn lên vai người mẹ trẻ, khó khăn càng thêm khó khăn. Vì không có nguồn thu nhập nào để lo cho con. Khi con trai bệnh, Chị Trần Thị Trúc một mình nuôi con ở bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Bác sĩ chuẩn đoán bé bị bệnh tim bẫm sinh; thông liên thất; suy dinh dưỡng, nhiễm trùng đường tiểu; viêm phổi.
Số tiền phẩu thuật gần 300 triệu, nhưng được bảo hiểm y tế (BHYT) phụ chi trả vì trẻ dưới 6 tuổi, cũng như chính sách phẩu thuật miễn phí trẻ em mắc bệnh tim. Tuy nhiên, vẫn còn nợ bệnh viện số tiền 22 triệu chưa có khả năng chi trả thanh toán cho bệnh viện.
Sinh kế cho 2 mẹ con:
Để giúp 2 mẹ con bé đỡ khổ, có điều kiện sống qua ngày. Em Trần Thị Trúc ước mong có tiền để thanh toán, chi trả cho bệnh viện số tiền 22 triệu; cũng như có tiền lo cho con thuốc me bé bị suy dinh dương. Muốn có phương tiện xe máy cũ, để đi bán vé số cũng như chở bé đi tái khám bệnh ở bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố Hồ Chí Minh ( Mỗi lần thuê xe ôm 300.000 đồng/lần không có tiền thuê xe ).
Hiện tại, 2 mẹ con sinh sống trong căn nhà trọ chật hẹp, thiếu trước, hụt sau khó khăn, vất vả. Mỗi tháng chủ nhà trọ thương tình chỉ lấy tiền phòng trọ 350.000 đồng/ tháng nhà trọ anh Vũ ( đi đường Bờ Dừa) khu phố 8, Thị Trấn Bến Lức, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An. Những lúc rảnh rỗi, nhờ người cùng xóm trọ giữ con trai giùm. Chị Trần Thị Trúc đi rửa chén thuê cho quán ăn, được 50.000 đồng. Nhưng con bệnh thường xuyên phải lo cho con ở bệnh viện thì ăn cơm từ thiện. Những người cùng xóm trọ thấy vậy, thương hoàn cảnh đùm bọc giúp 2 mẹ con, những bữa cơm hay có gì giúp náy. Con còn quá trẻ mới hơn 7,5 tháng tuổi thôi, cuộc sống và tương lai của con còn dài lắm. Xin hãy thương và giúp đỡ cho 2 mẹ con quý anh chị em thiện lành phát tâm gieo duyên!!

🙏Gieo mầm yêu thương đến những người kém may mắn, không để ai ở lại phía sau!!🙇‍♂️

—————–
💗💗💗MỌI SỰ GIÚP ĐỠ HOAN HỶ CHUYỂN KHOẢN CHO KLC QUA SỐ TÀI KHOẢN :

🏧Chủ tài khoản : Lê Hoài Phong
🏧Số tài khoản :07.001.660.3341, Ngân hàng Sacombank- chi nhánh Long An.
Địa chỉ: Trụ sở CLB Thiện Nguyện Cỏ Bốn Lá, số 14, tổ 10, ấp Phú Thành, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Số điện thoại: 0329.878.346
👉 Khi chuyển khoản vui lòng ghi nội dung chuyển khoản là “ LTYT102“ – viết tắt chữ LAN TỎA YÊU THƯƠNG, hoàn cảnh thứ 102 và ghi rõ nội dung : “tên hoặc facebook hay SĐT của nhà hảo tâm 🙏🏽
Sau khi chuyển khoản xin vui lòng liên hệ thông báo cho Thầy được biết hoặc gửi phiếu biên nhận đã chuyển khoản để tiện kiểm tra tránh trường hợp sai sót . Xin chân thành cám ơn và đa tạ !

❤❤Hoặc mọi người muốn đến thăm trực tiếp 2 mẹ con em Trần Đăng Khôi thì đến phòng số 30, nhà trọ anh Vũ ( đi đường Bờ Dừa khu phố 8, Thị Trấn Bến Lức, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.) gặp chị Trúc 0347974755 ( mẹ bé Khôi).

Xin hoan hỷ
A Di Đà Phật 🙏🙏🙏
#CoBonLaThienNguyen #cobonla
#LTYT102 #LanToaYeuThuong

Ps/: Giúp đời có nhiều cách: CHIA SẺ cũng là giúp đời HỮU ÍCH và được PHƯỚC. Giúp đời trong khả năng. Ai giúp được Tiền thì giúp vật chất, Ai không có Tiền thì giúp = cách BẤM CHIA SẺ
(đã là giúp đời tạo Phước và được Phước) 1 hành động nhỏ GIÚP ĐỠ bao Người.

🙏Cảm niệm mọi người đã xem qua bài viết


GỞI TRỌN XUÂN TỪ BI VỀ VÙNG CAO

Cùng đi qua bao nhiêu mảnh đất của quê hương, chúng tôi lại càng yêu quý hơn tấm lòng của những con người Việt Nam. Mảnh đất hình chữ S, nơi có những con người máu đỏ da vàng giàu tình thương yêu.

Từ miền Bắc, nơi có những văn hiến lâu đời, hay về với miền Trung thân yêu, nơi nhận lấy nhiều thiên tai nhất cả nước, hay là miền Nam, nơi có Thành phố mang tên Bác. Dù là ở đâu, chúng ta đều là anh em một nhà, chung một dòng máu.
👉Vì lẽ đó, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau đi qua khó khăn là điều chúng ta nên làm. “Người góp công, người góp của, cùng chung tay chúng ta sẽ cùng nhau hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn” . Một cuộc sống tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

🇻🇳Tết năm nay, Có lẻ hơi ảm đạm vì dịch bệnh trong cộng đồng rất phức tạp, thêm vào đó là dư âm của những cơn bão chồng bão lũ chồng lũ gây những mất mát, đau thương còn chưa ngôi. Mỗi người có thể san sẻ chiếc áo ấm, chăn ấm hay góp một thùng mì, một chai dầu ăn, một chai nước tương hay một bao lì xì nho nhỏ cũng đủ ấm lòng cho cái Tết thêm trọn vẹn.

🍀Một người sẽ không là gì, nhưng cùng nhau, chúng ta có thể làm nên một cái Tết trọn vẹn và ấm áp tình người. Những hãy nhớ 5K phòng dịch hằng ngày để bảo vệ mình và mọi người thương xung quanh quanh mình… 💖

(Thông tin chi tiết về tài chính của chuyển đi cập nhật ở bản tin sau)
P/s: Mời cả nhà cùng nhìn lại chuyến đi vừa qua..

Link bài trao quà:

https://phatgiaodoisong.vn/thoi-su/quang-ngai-chuong-trinh-xuan-tu-bi-mua-6-vong-tay-yeu-thuong-trao-600-ao-am-cho-hoc-sinh-vung-cao/

Quảng Ngãi: Chương trình “Xuân từ bi mùa 6 – vòng tay yêu thương” trao 600 áo ấm cho học sinh vùng cao

Quảng Ngãi: Chương trình “Xuân từ bi mùa 6 – vòng tay yêu thương” trao 600 áo ấm cho học sinh vùng cao

https://m.giacngo.vn/cau-lac-bo-co-bon-la-to-chuc-chuong-trinh-xuan-tu-bi-mua-6-post54718.html
#CoBonLaThienNguyen
#LuLutMienTrung2020_Đot5
#XuanTuBiMua6


https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2814437642128724&id=100006875472200