NẾU THƯƠNG PHẬT…

Đối với Phật tử (những người con Phật, không phân biệt tại gia hay xuất gia), những sự kiện liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đều có ý nghĩa thiêng liêng, vô giá.

Ảnh : ST Làng Mai Thái Lan

Phật đản, dễ hiểu nhất chính là mừng ngày biểu hiện của Đức Phật dưới hình hài Thái tử Tất Đạt Đa nơi cõi Ta-bà này. Thế gian thường gọi sự kiện ai đó ra đời là ngày sinh nhật nhưng với sự kiện Phật ra đời, ta quen gọi là Phật đản. Nếu tính theo lịch thời gian, Ngài đã biểu hiện từ hơn 2.600 năm trong lòng Phật tử hoặc những ai có chí nguyện và thực hành con đường yêu thương, hiểu biết.

Theo truyền thuyết hoặc trong kinh ghi lại, sự kiện này đã làm chấn động chư thiên, hoa mạn-đà-la và thiên nhạc tấu khúc hoan ca, trầm hùng…

Sự biểu hiện của Thái tử Tất Đạt Đa cho đến Đức Cồ Đàm là cả quá trình tri kiến, ngộ nhập, đạt đạo và hành đạo.

Nhân ngày Khánh đản, trong tư thế phủ phục sát đất trước tôn tượng Đức Phật với lòng dạ chí thành và với tính thiện trong lòng, ta như nghe khúc:

“Phổ môn vọng tiếng triều dâng
Bé thơ xuất hiện giữa lòng đóa sen
Cam lộ một giọt rưới lên
Xuân về trên khắp mọi miền núi sông”.

Ta được tiếp xúc với Ngài như dòng suối ngọt trong, tưới mát những vùng đất khô cằn, nóng bức, mang mùa xuân đến cho muôn loài, vạn vật. Mùa xuân này là mùa xuân của thương yêu, hiểu biết, của vỗ về, đỡ nâng.

Nhân ngày Khánh đản, ngoài việc “kết những tràng hoa vi diệu nhất, hương thơm, âm nhạc và tàng lọng, con đem chúng dường khắp hết các Như Lai”, ta hãy noi theo nếp sống từ bi, trí tuệ, hòa ái đối với tự thân và tha nhân.

Nhớ nghĩ điều lành, nói điều lành, làm điều lành là như có Phật bên mình, không xa cách.

Dù có miệt mài bôn ba nơi cõi Ta-bà qua tháng rộng năm dài, đừng đợi đến lúc chùn chân mỏi gối thì ta mới dừng nghỉ. Hãy biết trở về chính tự thân ta, chăm sóc cho ta và cho những người mà ta đã nguyện yêu thương. Khi biết trở về thì ta sẽ biết nhu yếu, những thao thức của mình. Trở về tự thân cũng chính là trở về nguồn xưa – âu đó cũng là lời tuyên bố đầu tiên mà hài nhi Tất Đạt Đa, chân bước trên hoa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, đã tuyên bố “Thiên thượng thiên hạ – Duy ngã độc tôn” (trên trời dưới đất – chỉ có Ta là tôn quý). “Chỉ có Ta” ở đây là khả năng tự soi chiếu, khả năng thức tỉnh, tự trở về bản thân. Cái quý ở mỗi người tu Phật là biết nhìn lại chính mình.

Nếu thương Phật thì ta hãy sống tử tế với nhau, nhìn nhau bằng mắt thương, nói với nhau bằng ngôn từ hòa ái, có tính cách dựng xây và nâng đỡ.

Nếu thương Phật thì ta hãy tập sống sẻ chia. Sẻ chia những gì mình đang có với những người đang thực sự thiếu thốn.

Nếu thương Phật thì ta hãy làm sao để Phật đản sinh trong lòng mình mỗi ngày chứ không đợi đến ngày rằm tháng Tư mới thấy “Phật về”. Gặp nhau, ta nở được nụ cười thân thiện, thầm niệm câu “Sen búp xin tặng người – một vị Phật tương lai”.

Nhìn về thế giới ngày nay đang đối diện với nhiều vấn đề như: chiến tranh, nghèo đói, hoạn họa. Những vấn đề này luôn tồn tại qua các thời kỳ nhưng mỗi thời có những cấp độ khác nhau. Trước những cảnh khổ nếu là Phật tử thương Phật, ta nên có động thái góp năng lượng hòa bình, góp bàn tay nhân ái để xoa dịu. Trong khi phụng sự, đóng góp thì ta cũng nên biết cách trở về chăm sóc cho chính mình thật tốt, thật hòa ái. Chỉ có yêu thương mới có thể hàn gắn, xoa dịu.

Nếu thương Phật thì ta hãy sống cho có tình thương, thấu hiểu.


Bài chia sẻ đựơc trích của Thầy Đông Nguyên “Nếu thương Phật…” – Vườn hoa Phật giáo

NẾU THƯƠNG PHẬT …

Những kỹ năng cần biết của Tình nguyện viên (Thành viên và Cộng tác viên)

Là một tình nguyện viên bạn cần phải có những kỹ năng gì để làm tốt công việc của mình. Hãy tìm hiểu bài viết để nắm bắt được những kỹ năng quan trọng này nhé.

1. Lập kế hoạch:

Kỹ năng này vô cùng cần thiết cho các hoạt động tình nguyện dài hạn được tổ chức trong những điều kiện cụ thể. Bất kể các hoạt động được sắp xếp theo cách nào cũng cần phải có kế hoạch và cung thời gian cụ thể. Thông qua việc lên kế hoạch, chúng ta có thể xác định rõ các mục tiêu của hoạt động tình nguyện và tìm ra cách tốt nhất để tiến hành các hoạt động đó. Suy nghĩ một cách chiến lược, mối quan hệ đối tác, điều phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cũng được thực hiện trong quá trình lập kế hoạch. Mỗi mục tiêu cần phải xác định được các công việc tương ứng để hoàn thành mục tiêu đó và các công việc nào cần đến TNV.

      Cần phải trả lời được các câu hỏi:

  • Cần phải làm những gì?
  • Địa điểm ở đâu?
  • Khi nào các công việc được thực hiện?
  • Ai sẽ phụ trách những công việc đó?

      Các câu hỏi này đều trả lời cho câu hỏi: Mọi thứ sẽ được thực hiện như thế nào?

Khi tất cả các câu hỏi được giải đáp nghĩa là là kế hoạch đã được lập và TNV cũng như người quản lý có thể thực hiện các công việc theo mục tiêu và có định hướng rõ ràng.

 

2. Huy động nguồn lực (Gây quỹ, vận động tài trợ):

Trong nhiều trường hợp, cần có nguồn tài trợ để hoạt động tình nguyện có thể được triển khai. Hiện nay, rất ít hoạt động tình nguyện có thể được triển khai. Hiện nay, rất ít hoạt động có thể được thực hiện mà không có nguồn kinh phí. Thậm chí khi hoạt động tình nguyện được tiến hành tại một địa phương nào đó nhằm trợ giúp những người dân ở đó thì cũng vẫn cần phải có kinh phí. Nhiều hoạt động tình nguyện cần được tài trợ bởi ít nhất một cơ quan hay tổ chức bên ngoài. Có rất nhiều cách để tìm kiếm và vận động tài trợ và TNV cần có kỹ năng vận động tài trợ. Công việc này bao gồm việc huy động các nhà tài trợ, xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị các nhà tài trợ, tổ chức cuộc gặp với các đối tác tiềm năng, v.v…

 

3. Kỹ năng giao tiếp:

Giao tiếp là một trong những hoạt động thường xuyên nhất và diễn ra hang ngày giữa người với người. Giao tiếp bao gồm rất nhiều kỹ năng: kỹ năng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tư vấn, kỹ năng phản hồi,… Để giao tiếp hiệu quả cần phải có những kỹ năng này. Hơn nữa, thông qua việc giao tiếp, con người có thể chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc (những thứ được coi là thông tin). Có rất nhiều kiểu giao tiếp và tất cả chúng ta cần phải luôn trao dồi kỹ năng giao tiếp. Trong công việc tình nguyện, có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có thể tiếp cận những đối tượng được hưởng lợi (những người mà bạn đang giúp đỡ) và tổ chức công việc theo cách tốt nhất có thể khi làm việc với các đối tác, với đồng nghiệp và với các TNV khác.

 

4. Kỹ năng làm việc nhóm:

 

Là một TNV, bạn cần có rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Khi bạn tham gia hoạt động tình nguyện, bạn có thể phải làm việc một mình hoặc làm việc vùng với những người khác. Khi bạn làm việc một mình, bạn làm việc độc lập, cá nhân và khi làm cùng người khác, bạn làm việc theo nhóm. Xét về định nghĩa, đội (nhóm) là tập hợp những con người cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung. Họ hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt được kết quả tốt nhất. Những kỹ năng đặc biệt để làm việc theo nhóm hiều quả mà bạn – một TNV nên có: hiểu và chia sẻ với người khác, có tinh thần làm việc tốt, sáng tạo, có khả năng tìm được vị trí thích hợp trong nhóm.

 

5. Kỹ năng lãnh đạo:

Đây là kỹ năng quan trọng khi bạn làm việc cùng một nhóm các bạn TNV. Đội (nhóm) tình nguyện cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, nhưng để hoạt động hiệu quả nhất và thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, nhưng để hoạt động hiệu quả nhất và thực hiện những nhiệm vụ tối ưu, cần thiết có vị trí lãnh đạo. Lãnh đạo/ thủ lĩnh trong các hoạt động tình nguyện thông thường là những người có niềm đam mê, được thúc đẩy mạnh mẽ và sẵn sàng chia sẻ quan điểm với người khác. Lãnh đạo cũng là người quản lý TNV đồng thời đảm bảo thực hiện các hoạt động tình nguyện hiệu quả, hợp lý. Có rất nhiều kiểu lãnh đạo khác nhau và mỗi kiểu phụ thuộc vào tính cách của từng người lãnh đạo, kinh nghiệm và những yêu cầu của công việc cần được thực hiện.

 

6. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn:

Trong bất kỳ môi trường làm việc nào có mọi người tham gia đều có thể xảy ra trường hợp hai người có quan điểm khác nhau. Khi đó, nếu họ tìm được một thỏa hiệp chung, vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, mâu thuẫn xuất hiện khi hai người không thể giải quyết được sự khac biệt quan điểm. Mâu thuẫn là quá trình khi mà một bên nhận được những lợi ích đối lập hoặc ảnh hưởng không tốt đến bên còn lại. Cả hai bên liên quan đều cho rằng mình đúng, vì thế không lắng nghe quan điểm của nhau. Trong những trường hợp như vậy, cần thiết phải có những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Việc học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác cũng rất quan trọng. Chúng ta là những con người khác nhau và do đó có những quan điểm khác nhau trong nhiều trường hợp và sự việc. Giải quyết mâu thuẫn là kỹ năng giúp chúng ta làm thế nào để nối liền khoảng cách khác biệt đó, làm thế nào để vẫn giữ được quan điểm cá nhân mà không ảnh hưởng đến công việc chung và mối quan hệ đồng nghiệp. Việc đảm bảo mâu thuẫn được giải quyết phụ thuộc phần lớn vào người lãnh đạo hoặc quản lý, nhưng mỗi TNV cũng cần có kỹ năng này, khi đó công việc tình nguyện sẽ dễ dàng hơn và năng lực tình nguyện sẽ được sử dụng một cách hiệu quả. Thông qua giải quyết mâu thuẫn, sự hiểu biết và giao tiếp giữa mọi người sẽ được cải thiện, đồng thời giảm bớt sự khác biệt giữa các cá nhận. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước hết chúng ta cần hiểu và cảm thông cho nhau, sẵn sàng học hỏi và thay đổi.

 

7. Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả:

Khi ban trở thành một TNV, bạn phải lập kế hoạch làm việc cụ thể và học cách sử dụng thời gian hiệu quả để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao. Bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, bạn có kiến thức, kỹ năng và bạn sẽ thành công hơn trong công việc nếu bạn biết cách làm chủ thời gian. Có nhiều cách thức bạn có thể áp dụng để quản lý tốt thời gian. Chẳng hạn như, bạn cần đặt ra mục tiêu trước khi bắt đầu công việc. Bạn đang cố gắng để đạt được gì và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần phải chọn lựa các công việc ưu tiên thực hiện và quyết định thực hiện những gì cần thiết, xứng đáng với thời gian và công sức bạn bỏ ra. Bạn cần lên danh sách những công việc cần làm để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ mà bạn được giao. Một vài mẹo nhỏ hữu ích cho bạn là cần đặt ra đúng mục tiêu ưu tiên, không làm việc quá vất vả, chỉ tập trung vào một công việc tại một thời điểm và có thời gian nghỉ ngơi.

 

8. Kỹ năng thuyết trình:

Kỹ năng thuyết trình ngày càng trở nên quan trọng khi mà công nghệ thông tin hiện đại đang dần thay thế các phương thức chia sẻ thông tin truyền thông, Là một TNV, bạn chắc chắn sẽ có lúc chia sẻ thông tin, trình bày thông tin đến các đối tượng khan giả khác nhau. Bạn có thể sử dụng máy vi tính và trình chiếu PowerPoint để hỗ trợ thuyết trình. Để có một bài thuyết trình thành công, bạn cần có sự chuẩn bị và hoàn thành các bước cụ thể. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể hợp lý và chuẩn bị bài thuyết trình. Bạn cần sử dụng tài liệu phù hợp với đối tượng khán giả cần truyền tải những thông điệp đơn giản và rõ ràng. Bạn cần nói to và rõ ràng, sử dụng câu ngắn và đơn giản đồng thời tóm tắt một cách ngắn gọn những gì đã trình bày. Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị trả lời câu hỏi hay thắc mắc cũng như làm rõ một vài ý. 

 

9. Những kỹ năng đặc biệt khác:

Ngoài ra, bạn cũng cần có nhiều kỹ năng đặc biệt khác khi tham gia công tác tình nguyện. Những kỹ năng đó bao gồm: kỹ năng phòng chống thiên tai và hỏa hoạn, kỹ năng ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội, kỹ năng chuyên môn trong từng lĩnh vực tình nguyện… Những kỹ năng này sẽ cần thiết tùy theo tổ chức cơ quan bạn tham gia tình nguyện và những nhu cầu liên quan trong quá trình hoạt động tình nguyện.

Nét đẹp “Tết Thầy “

 

“Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”, câu thành ngữ được lưu truyền đã bao đời nay phản ánh phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền.

Trong văn hóa của người Việt, Tết là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm, là khoảng thời gian để cả gia đình trở về quây quần, sum vầy bên nhau, cùng nhau gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Và đây cũng là dịp để mỗi người có cơ hội bày tỏ sự hiếu nghĩa với những người đặc biệt quan trọng trong đời.

Do đó, “mùng 1 tết cha” có nghĩa là sáng mùng 1 Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính. Sang đến mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “khởi hành” sang thăm hỏi và chúc tết bên nhà ngoại với các nghi thức cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội.

Sang mùng 3, người Việt thường dành riêng để đi tết thầy giáo. Thầy ở đây cũng không bó hẹp trong phạm vi thầy giáo dạy chữ mà cả những người thầy dạy nghề như nghề mộc, nghề may, nghề bốc thuốc hay thầy dạy các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, múa…

Có thể thầy mở lớp dạy học tại nhà, cũng có thể một gia đình khá giả mời thầy tới nhà, nuôi thầy dạy con ăn học, xóm làng xung quanh gửi con đến thụ giáo, không phải nộp học phí, chỉ ngày lễ, Tết, cha mẹ học trò mới tới cảm ơn thầy.

Giàu có thì thúng gạo nếp, con gà, bộ quần áo, nghèo thì cơi trầu, be rượu… Vật chất tuy không nhiều nhưng sự trọng thị, tri ân thì thật là cung kính.

Đặc biệt, vào mùng 3 Tết, các trò dù ở độ tuổi nào, địa vị ra sao, đều cố gắng tụ tập ở nhà trưởng tràng (người đứng đầu một nhóm học trò), cùng các bạn đồng môn tới thăm hỏi và chúc tết thầy cùng gia đình.

Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy đã dạy dỗ, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau gặp nhiều điều may mắn trong những ngày Tết đến, xuân về. Mùng 3 tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm tình thầy trò và trở thành nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những học trò năm xưa…

Thời nay, “tết thầy” cũng trở nên “đặc biệt”. “Đặc biệt” là thay vì trực tiếp đến chúc tết thầy, cô giáo, học sinh gửi lời chúc thầy cô qua điện thoại hay qua Facebook. Và cũng qua Facebook, thầy cô trở thành người bạn lớn, thậm chí kiêm nhà tư vấn tâm lý chuyện tình cảm của tuổi học trò. Hơn nữa, thầy, cô giáo sẽ hiểu thêm về tính cách, cuộc sống gia đình, bạn bè của học trò.

Xưa hay nay vẫn vậy, với những người thầy, món quà không tỷ lệ thuận với tấm lòng của học trò đối với thầy, dù theo thời gian, hình thức tết thầy xưa và nay đã ít nhiều thay đổi. Nếu ngày xưa trò đến thăm thầy với gói trà, lạng mứt… thì ngày nay món quà tết thầy đã phong phú và đa dạng hơn, song bản chất tốt đẹp của việc tết thầy vẫn không thay đổi vì luôn thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự biết ơn của trò đối với thầy, cô giáo.

Dẫu “tết thầy” thời nay có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt, nhớ về người thầy trong những ngày vui tết là truyền thống không bao giờ mất.

KHÁNH BÙI

Mừng Giao Thừa Xuân Tân Sửu 2021

Một lời chào mong một ngày may mắn

Một lới nhắn nhủ mong bạn thành công

Một lời chúc mong bạn ấm lòng 

Một nụ cười để vượt qua tất cả 

Một ý chí để đập tan vất vả, lo âu 

Một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Thế là mốc thời gian một năm lại được tiếp nối, cho những cung bậc cảm xúc tiếp. Những thăng trầm, những nụ cười, những giọt nước mắt, những chuyến đi,…năm mới đến và chúng ta hãy cùng làm mới, để cuộc sống này sẽ nỡ ra những bông hoa tuyệt đẹp. Những bông hoa giữa đời thường này với không gian và thời gian hiện tại tuyệt vời. Hãy để những chuyện vui, buồn ấy vào một góc không gian của bạn để chúng ta luôn”thở ” và “cười” để bước đi những bước đi thong dong nhé!

Cảm ơn những bàn tay luôn che chỡ con, cảm ơn chư Bụt và chư Tổ luôn vững chãi bên con, cảm ơn mọi người và cả nhà luôn theo dõi bước đi của con.

Con biết rằng đôi khi vẫn còn những thiếu xót không thể tránh khỏi hy vọng cả nhà hoan hỷ nha…

#CỏBốnLáThiệnNguyện

#ChúcMừngNămMới2021

GIỮ LỬA TRONG TIM BẠN NHÉ !!

Tròn trịa 5 năm với những hoạt động tình nguyện, 👫 Cỏ Bốn Lá đã có những người bạn đồng hành tuyệt vời trên những cung đường mang đến những giá trị yêu thương.

🖐️Năm năm với rất nhiều hoạt động trao học bổng đựơc trao đến các em hiếu học vượt khó, phần quà cho các cụ neo hơn, bệnh tật và kém may mắn. Năm năm với bao chương trình mang đến những hoạt động vui chơi cho các em. Cũng là 5 năm, CLB Thiện nguyện Cỏ Bốn Láluôn cảm thấy hạnh phúc vì đã cùng nhau tô vẽ vào cuộc sống những gam màu tươi mới, mang đến niềm vui cùng nụ cười cho các emtuy giản đơn nhưng đầy ấm áp.

🙆‍♂ Chúc CLB ngày càng phát triển và có thêm thật nhiều những chuyến đi ý nghĩa hơn nữa – đó là những tình cảm mà mọi người dành cho Cỏ Bốn Lá, nhân dịp buổi thiền trà GIỮ LỬA TRONG TIM, tiếp nối 5 tuổi.

👩‍❤‍💋‍👩 Hy vọng ở chặng đường phía trước, Cỏ Bốn Lá vẫn luôn nhận được sự quan tâm và đồng hành từ cộng đồng cũng như là cầu nối gắn kết thêm thật nhiềunhững trái tim tình nguyện.
Nào giờ nào các bạn nhìn lại những hình ảnh sẽ mãi là kỷ niệm không quên đôi với các thành viên Cỏ Bốn Lá bên dưới nhé.

#GiuLuaTrongTim
#5NamCungMotTraiTimNhanA

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN VÀ DANH SÁCH NHÂN SỰ CỦA CÂU LẠC BỘ THIỆN NGUYỆN CỎ BỐN LÁ NHIỆM KÌ II

 

 HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM HUYỆN BẾN LỨC                                                       CÂU LẠC BỘ THIỆN NGUYỆN CỎ BỐN LÁ                                                                                           BAN THƯ KÝ                                                                                                                         ***

Số: 39-2019DS/CLB                                                 Bến Lức,ngày 31 tháng 12 năm 2019

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

CÂU LẠC BỘ THIỆN NGUYỆN CỎ BỐN LÁ

(Nhiệm Kì II – niêm yết 2019)

STT Họ và Tên Chức Vụ Ghi Chú
01 Lê Hoài Phong             (Thích An Nhất) Chủ nhiệm
02 Lưu Minh Trung Phó Chủ Nhiệm Thường Trực
03 Nguyễn Thanh Hòa Phó Chủ Nhiệm
04 Lê Thanh Hậu Phó Chủ Nhiệm
05 Phạm Công Tú Phó Chủ Nhiệm
06 Phạm Thành Lợi Phó Chủ Nhiệm
07 Lê Thị Kim Ánh Phó Chủ Nhiệm Danh Dự
08 Đỗ Thị Cẩm Nhung Trưởng Ban Y Tế
09 Nguyễn Thị Kim Ngân Trưởng Ban Thư Ký – Truyền Thông
10 Huỳnh Thị Mỹ Ái Trưởng Ban Nhân Sự
11 Huỳnh Công Thân Trưởng Ban Văn Nghệ
12 Nguyễn Minh Quân Trưởng Ban An Ninh
13 Võ Thành Văn Trưởng Ban Hậu Cần – Quản Lý Khu Vực Bến Tre
14 Bùi Thị Thùy Linh Quản Lý Khu Vực Đồng Nai
15 Trần Quốc Thức Quản Lý Khu Vực Quảng Ngãi
16 Nguyễn Chí Đợi Quản Lý Khu Vực Kiên Giang
17 Thái Hoài Hận Quản Lý Khu Vực Tây Ninh
18 Huỳnh Hữu Lộc Quản Lý Khu Vực Bạc Liêu
19 Lương Phú Quí Phó Ban Nhân Sự – Quản Lý Khu Vực Bến Lức
20 Phan Minh Nhựt Phó Ban An Ninh – Quản Lý Khu Vực An Giang 
21 Võ Thành Luận Quản Lý Khu Vực Kiến Tường
22 Nguyễn Thành Tú Quản Lý Khu Vực Vĩnh Long
23 Bạch Quốc Cường Phó Ban Hậu Cần – Quản Lý Khu Vực Tiền Giang
24 Nguyễn Minh Tân Thành Viên
25 Trần Tuấn Anh Phó Ban Văn Nghệ
26 Phạm Lan Như Ban Truyền Thông
27 Trần Thị Thu Ban Hậu Cần
28 Kim Mộng Điệp Thành Viên
29 Nguyễn Thị Cẩm Duyên Ban Thư Ký
30 Lê Minh Châu Phó Ban Nhân Sự – Quản Lý Khu Vực Đồng Tháp
31 Phạm Hoàng Minh Ban Hậu Cần
32 Đặng Thanh Tâm Thành viên
33 Nguyễn Hữu Vinh Thành viên
34 Huỳnh Tấn Lợi Ban Hậu Cần
35 Nguyễn Thị Kim Trang Ban Hậu Cần
36 Nguyễn Thị Anh Thư Ban Hậu Cần
37 Nguyễn Văn Mến Phó Ban Hậu Cần
38 Trần Văn Cường Ban Hậu Cần
39 Phạm Minh Trí Ban Văn Nghệ
40 Nguyễn Kiều Em Ban Hậu Cần
41 Huỳnh Tuấn Anh Ban An Ninh
42 Nguyễn Nhật Thơ Thành Viên
43 Nguyễn Thị Hoa Quản Lý Khu Vực Khánh Hòa
44 Nguyễn Dương Thế Vinh Thành Viên
45 Nguyễn Trọng Kiên Phó Quản Lý Khu Vực Bến Tre
46 Lê Quang Trường Phó Quản Lý Khu Vực Vĩnh Long
47 Nguyễn Hữu Thành Thành Viên
48 Đặng Cát Tường Thành Viên
49 Huỳnh Thị Mai Bình Phó Ban Thư Ký
50 Phan Minh Quan Ban Hậu Cần
51 Phạm Hồng Thái Thành viên
52 Lại Thanh Hùng Lĩnh Thành viên
53 Trần Lê Dĩ An Thành viên
54 Phạm Thị Thanh Thảo Thành viên
55 Trần Thanh Vũ Ban Hậu Cần
56 Huỳnh Thị Thúy Hằng Ban Văn Nghệ
57 Nguyễn Sơn Ngọc Thành Viên
58 Nguyễn Minh Nhựt Phó Ban Văn Nghệ
59 Nguyễn Phước Vinh Ban Hậu Cần
60 Huỳnh Văn Phú Ban Hậu Cần
61 Phạm Duy Khánh Ban An Ninh
62 Trương Ngọc Trâm Ban Truyền Thông
63 Huỳnh Tân Khải Phó Ban Thư Ký
64 Phạm Thanh Bình Ban Hậu Cần
65 Võ Minh Tú Ban Hậu Cần
66 Huỳnh Thị Ngọc Thắm Ban Văn Nghệ
67 Trần Diễm Tuyết  Ban An Ninh
68 Trương Minh Trí Ban Hậu Cần
69 Trần Nguyễn Hửu Thắng Phó Ban An Ninh
70 Huỳnh Nguyễn Bích Ngọc Của Ban An Ninh
71 Văn Minh Thắng Ban Truyền Thông
72 Phùng Thanh Ngân Ban Truyền Thông
73 Võ Thị Thiện Nhân Ban Hậu Cần
74 Đặng Phước Quyền Ban Thư Ký
75 Phạm Thị Minh Thư Ban Thư Ký
76 Nguyễn Thị Thu Ngân Ban Văn Nghệ
77 Nguyễn Ngọc Toàn Ban Truyền Thông
78 Lê Hoàng Minh Ban Hậu Cần
79 Đào Khánh Văn Ban Văn Nghệ
80 Huỳnh Thị Diễm Kiều Ban Hậu Cần
81 Nguyễn Thị Huyền Diệu Ban Truyền Thông
82 Bùi Thanh Nghệ Thành viên
83 Lê Thanh Toàn Ban Văn Nghệ
84 Trần Thị Tuyết Hương  Ban Văn Nghệ
85 Nguyễn Tấn Đạt Thành viên
85 Trần Văn Trí Ban Y Tế
86 Hà Phúc Duy Ban An Ninh
87 Nguyễn Văn Luận Ban An Ninh
88 Lê Thanh Ngà Ban Văn Nghệ
89 Nguyễn Hoàng Kiệt Thành viên
90 Nguyễn Văn Phú Ban Văn Nghệ
91 Đặng Thị Huỳnh Hương Ban Thư Ký
92 Nguyễn Thanh Nguyễn Thành viên
93 Đoàn Ngọc Huệ Thành viên
94 Phạm Thị Mai Ly Thành viên
95 Nguyễn Tuyết Hồng Ban Văn Nghệ
96 Cao Văn Thông Ban Y Tế
97 Trần Văn Phúc Thành viên
98 Cao Tuấn Kiệt  Thành viên
99
100

 

Ghi Chú:

  • màu đỏ : Ban Chủ Nhiệm
  • màu vàng: Ban Thư Ký – Truyền Thông
  • màu xanh lá: Ban Hậu Cần
  • màu xanh biển: Ban Văn Nghệ
  • màu tím: Ban An Ninh – Y Tế
  • màu cam: Ban Nhân Sự
  • màu đen: chưa rõ hoặc chưa xếp vào ban nào

 

TRÊN ĐÂY LÀ DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ THIỆN NGUYỆN CỎ BỐN LÁ, NHIỆM KÌ II (NĂM 2019) ĐÃ ĐƯỢC NIÊM YẾT./.

TÂN KHẢI – PHÓ BAN THƯ KÝ CÂU LẠC BỘ THIỆN NGUYỆN CỎ BỐN LÁ

 

GIA ĐÌNH NHÀ CỎ

#MSBCN
1. Họ và tên: NGUYỄN THANH HÒA
2. Ngày tháng năm sinh: 03/10/1996
3. Câu trích dẫn hay danh ngôn mà bạn cảm thấy ý nghĩa nhất khi tham gia thiện nguyện
“AI CŨNG CÓ THỂ GẶP ĐƯỢC MAY MẮN!”
4. Cung hoàng đạo: KHÔNG RÀNH. HÌ
5. Sở thích ấn tượng nhất: ĐƯỢC LÀM NHỮNG GÌ MÌNH THÍCH VÀ PHỤC VỤ CHO CỘNG ĐỒNG.
6. Ấn tượng đầu tiên hay kỉ niệm khó phai của bạn là gì ? hãy nêu ra vài ý để chia sẻ với mọi người.
“ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN LÀ ĐƯỢC GẶP SƯ PHỤ VÀ CÙNG SƯ PHỤ ĐI ĐẾN NGÀY HÔM NAY”
7. Biệt danh: CỎ XẺO LÁ
8. Nếu như có thể nhắn nhủ và nói ra hay chia sẻ tâm huyết của mình, bạn sẽ nói gì với những thành viên hay lúc khi bạn cạn lửa mà vẫn có thể thắp sang khi chưa rụi tàn.
“CÁC BẠN HÃY CỐ GẮNG VÌ MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA ĐANG ĐI ĐẾN, ĐỪNG VÌ MỘT CHÚT GÌ ĐÓ MÀ LÀM NẢN LÒNG HÃY CỐ GẮNG MỌI NGƯỜI CÙNG CỘNG ĐỒNG VỚI BẠN….KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ CHỈ SỰ MÌNH KHÔNG LÀM”
#cobonla

GIA ĐÌNH NHÀ CỎ

#MSBCN
1. Họ và tên: ĐỖ THỊ CẨM NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 26/02/1994
3. Câu trích dẫn hay danh ngôn mà bạn cảm thấy ý nghĩa nhất khi tham gia thiện nguyện
“MỌI THỨ RỒI SẼ QUA ĐI…CHỈ CÒN TÌNH NGƯỜI Ở LẠI”
4. Cung hoàng đạo: SONG NGƯ
5. Sở thích ấn tượng nhất: MẶC DÙ LÀ CÔ Y TÁ SUỐT NGÀY TIẾP XÚC VỚI BỆNH NHÂN, THUỐC, MÁU…NHƯNG RẤT THÍCH NGHỆ THUẬT: THIẾT KẾ, VẼ TRANH, VIẾT THƯ PHÁP, LÀM THƠ.
6. Ấn tượng đầu tiên hay kỉ niệm khó phai của bạn là gì ? hãy nêu ra vài ý để chia sẻ với mọi người.
“ Ấn tượng đầu tiên là lần đầu tiên tham gia chương trình trao qua tết ở thuận mỹ. Lúc đó khởi hành là 11h30 tối. Đến nơi là 12 giờ đêm đúng. Lúc đó mình cảm thấy mình rất mạnh mẽ và vô cùng đàn ông. Vì bản thân là con gái thường hay yếu đuối và rụt rè. Vậy mà hôm đó chở phía trước là 1 bao quan ao. Phía sau là 1 thằng nhóc ngồi trên 1 thùng đồ. Tay nó lại ôm 1 thùng đồ gì nữa hok rõ… Chạy trên con đường m chưa từng đi. Chỉ bit phía trước người dẫn đường là sư phụ. Phía sau là chiếc xe chở quà cua nhà tài trợ và cứ thế mà chạy.!!!”
7. Biệt danh: CỎ HOA GIẤY
8. Nếu như có thể nhắn nhủ và nói ra hay chia sẻ tâm huyết của mình, bạn sẽ nói gì với những thành viên hay lúc khi bạn cạn lửa mà vẫn có thể thắp sang khi chưa rụi tàn.
“Khi nào bạn bế tắc bạn cứ nghĩ rằng hoàng hôn chua chắc đã kết thúc 1 ngày. Biết đâu nó là sự bắt đầu của 1 đêm. Hoàng hôn chưa chắc mặt troi tắt rụi. Biet đâu là nơi ánh trăng bắt đầu toả sáng, biêt đâu đó là nơi những vì sao bắt đầu lấp lánh. Ở nơi bế tắc nhất cua cuoc doi đôi khi lại là nơi xuất hiện những ý tưởng mới. Khi bạn nản lòng hay khong còn niềm tin ở đâu đó có thể lại là nơi xuất hiện động lực để bạn phấn đấu. Hãy trao đi 1 hạt giống yêu thương bạn sẽ gặt hái cả bóng cây hạnh phúc lớn và cả những trái ngọt yeu thương!!!”
#cobonla_banchunhiem

CUỘC SỐNG CHO BẠN THẤY ĐIỀU GÌ…

– Tôi đã học được từ cuộc sống: Tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể làm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến.
– Tôi đã học được từ cuộc sống: Tôi có thể đúng khi giận giữ ai đó nhưng không thể chấp nhận bất cứ lý do nào cho việc tôi biến thành một kẻ tàn nhẫn với người khác.
– Tôi đã học được từ cuộc sống: Cho dù bạn bè tôi tốt như thế nào cũng sẽ có lúc họ làm tôi bị tổn thương và tôi phải biết tha thứ cho điều đó.
– Tôi đã học được từ cuộc sống: Trước khi muốn tha thứ cho người khác,tôi phải tập tha thứ cho chính bản thân mình.
-Tôi đã học được từ cuộc sống: Khi một người không yêu mến tôi như tôi mong muốn, không có nghĩa là họ không yêu mến tôi hết lòng.
– Tôi đã học được từ cuộc sống: Mình phải mất nhiều năm để tạo lòng tin nơi người khác nhưng lại có thể đánh mất nó chỉ trong một giây.
– Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi phải luôn cẩn trọng vì những lỗi lầm tôi gây ra trong một khoảnh khắc, có thể làm tôi hối hận cả một đời…
#cbl