“Khi ta nhìn lên bầu trời và không thấy đám mây mà ta yêu quý đâu nữa, ta nghĩ rằng đám mây đó đã chết, nhưng sự thực là đám […]
ĐẾN ĐI THONG DONG…
"Khi ta nhìn lên bầu trời và không thấy đám mây mà ta yêu quý đâu nữa, ta nghĩ rằng đám mây đó đã chết, nhưng sự thực là đám mây đó vẫn đang tiếp tục tồn tại nhưng dưới hình tướng là mưa hay những hình tướng khác mà thôi. Sinh và diệt chỉ là những hiện tượng mà ta nhìn thấy trên bề mặt. Nếu ta nhìn thật sâu thì không có sinh cũng không có diệt, chỉ có sự tiếp nối không ngừng. Khi ta tiếp xúc được với bản chất không sinh không diệt thì ta không còn lo sợ cái chết."
“Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”, câu thành ngữ được lưu truyền đã bao đời nay phản ánh phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền.
Trong văn hóa của người Việt, Tết là dịp lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong năm, là khoảng thời gian để cả gia đình trở về quây quần, sum vầy bên nhau, cùng nhau gói bánh chưng, dọn dẹp nhà cửa, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Và đây cũng là dịp để mỗi người có cơ hội bày tỏ sự hiếu nghĩa với những người đặc biệt quan trọng trong đời.
Do đó, “mùng 1 tết cha” có nghĩa là sáng mùng 1 Tết, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ tập trung bên nội để cúng bái gia tiên và chúc tết ông bà, cha mẹ để tỏ lòng thành kính. Sang đến mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “khởi hành” sang thăm hỏi và chúc tết bên nhà ngoại với các nghi thức cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội.
Sang mùng 3, người Việt thường dành riêng để đi tết thầy giáo. Thầy ở đây cũng không bó hẹp trong phạm vi thầy giáo dạy chữ mà cả những người thầy dạy nghề như nghề mộc, nghề may, nghề bốc thuốc hay thầy dạy các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, múa…
Có thể thầy mở lớp dạy học tại nhà, cũng có thể một gia đình khá giả mời thầy tới nhà, nuôi thầy dạy con ăn học, xóm làng xung quanh gửi con đến thụ giáo, không phải nộp học phí, chỉ ngày lễ, Tết, cha mẹ học trò mới tới cảm ơn thầy.
Giàu có thì thúng gạo nếp, con gà, bộ quần áo, nghèo thì cơi trầu, be rượu… Vật chất tuy không nhiều nhưng sự trọng thị, tri ân thì thật là cung kính.
Đặc biệt, vào mùng 3 Tết, các trò dù ở độ tuổi nào, địa vị ra sao, đều cố gắng tụ tập ở nhà trưởng tràng (người đứng đầu một nhóm học trò), cùng các bạn đồng môn tới thăm hỏi và chúc tết thầy cùng gia đình.
Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy đã dạy dỗ, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau gặp nhiều điều may mắn trong những ngày Tết đến, xuân về. Mùng 3 tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm tình thầy trò và trở thành nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những học trò năm xưa…
Thời nay, “tết thầy” cũng trở nên “đặc biệt”. “Đặc biệt” là thay vì trực tiếp đến chúc tết thầy, cô giáo, học sinh gửi lời chúc thầy cô qua điện thoại hay qua Facebook. Và cũng qua Facebook, thầy cô trở thành người bạn lớn, thậm chí kiêm nhà tư vấn tâm lý chuyện tình cảm của tuổi học trò. Hơn nữa, thầy, cô giáo sẽ hiểu thêm về tính cách, cuộc sống gia đình, bạn bè của học trò.
Xưa hay nay vẫn vậy, với những người thầy, món quà không tỷ lệ thuận với tấm lòng của học trò đối với thầy, dù theo thời gian, hình thức tết thầy xưa và nay đã ít nhiều thay đổi. Nếu ngày xưa trò đến thăm thầy với gói trà, lạng mứt… thì ngày nay món quà tết thầy đã phong phú và đa dạng hơn, song bản chất tốt đẹp của việc tết thầy vẫn không thay đổi vì luôn thể hiện tấm lòng, tình cảm và sự biết ơn của trò đối với thầy, cô giáo.
Dẫu “tết thầy” thời nay có nhiều thay đổi, nhưng trong tâm thức mỗi người Việt, nhớ về người thầy trong những ngày vui tết là truyền thống không bao giờ mất.
❤Làm thiện nguyện cũng cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh
✍️“Mình viết bài này vì hai hôm nay có cơ hội tiếp xúc và trao đổi rất nhiều với các nhóm làm thiện nguyện vì miền Trung thân yêu. Là một người đã từng ở trong vũng lũ, cá nhân mình có vài nhận định muốn chia sẻ như sau:
🧨Lưu ý thứ nhất: Hiện tại tình hình ngập lụt còn nhiều phức tạp, rất nguy hiểm. Nếu ai có ý định đi cứu trợ thì phải tính toán phương án đảm bảo an toàn cho đoàn mình trước. Tức là phải có trang bị cứu hộ, áo phao, và tốt nhất là nên có người địa phương thông thạo địa hình dẫn đường.
🧨Lưu ý thứ 2: Vì lụt đang giai đoạn cấp bách nên các đoàn cũng tính phương án cấp bách tức là nên chọn lực lượng thanh niên trẻ, khỏe, vừa phát quà vừa hỗ trợ cứu hộ hoặc ít nhất cũng không làm phiền lực lượng tại chỗ phải cứu ngược lại đoàn. Vì thật sự là hiện tại đội cứu hộ địa phương đã bận lắm lắm rồi.
🧨Lưu ý thứ 3: là xin các đoàn tính đến kế hoạch cứu trợ dài hơi hơn chứ không phải cứ lên đường ầm ầm như hiện nay vì em sợ nó không hiệu quả.
♻️♻️♻️Mình chia diễn biến lũ lụt tác động lên người dân thành 3 giai đoạn.
– Giai đoạn 1 là giai đoạn khẩn cấp, nước đang ngập mênh mông, người dân đang còn mắc kẹt ở những vùng trũng thấp, ưu tiên quan trọng của giai đoạn này là giải cứu người và cấp đồ ăn. Giai đoạn này cần lượng lớn đồ ăn liền, áo phao, áo mưa, đèn pin. Gạo mắm muối cũng cần nhưng cho ít thôi vì giờ chỗ đâu mà nấu, nhà đâu mà cất phần. Ai ở khu tập trung tránh lũ thì họ thục hiện chế độ chia sẻ thời chiến rồi. Tin mình đi, bà con vùng lũ họ thương nhau lắm, đi ở tập trung thì nửa cục lương khô cũng nhìn nhau mà chia. Bởi vậy chở nhiều gạo, dầu ăn, mắm muối, áo quần lúc này không hiệu quả mà còn ảnh hưởng tới công tác cứu hộ. Các đoàn cứ chở lũ lượt ra đó rồi không phát được, rồi mưa thấm vào bị hư, bị mốc. Xót của, xót công lắm cả nhà ạ.
– Giai đoạn 2: là giai đoạn nước rút. Khi nước rút xong thì sẽ thế nào? Bốn bề là bùn đất, đổ nát, rác và dịch bệnh. Lúc này sẽ thiếu nước sạch, thiếu điện, thiếu đồ dùng, thiếu thuốc men, thiếu rất nhiều thứ để làm lại cuộc sống. Lúc này lại cần một lực lượng lớn nhân lực hỗ trợ dọn dẹp, khắc phục hậu quả. Và tới khúc này mới bắt đầu cần lượng lớn quần áo, chăn mềm, nồi niêu xoong chảo, bếp nấu, gạo, mắm muối để ai về nhà nấy thổi cơm riêng nè. Lúc này các đoàn muốn đi bao nhiêu cũng được, các bạn nữ đi đông cũng tốt vì phụ nữ rất giỏi trong việc động viên tinh thần, an ủi khích kệ nhau.
– Giai đoạn 3: là trở lại cuộc sống bình thường (kiểu tái hòa nhập cộng đồng vậy đó). Lúc này mới tính tới phương án trẻ con đi học, ba mẹ đi làm. Lúc này mới cần tới sách vở, cần con giống trâu, bò, lợn, gà. Và cần nhất là TIỀN MẶT.
📊Nhờ fb mà công cuộc thiện nguyện của các nhóm tự phát dễ dàng có được thông tin nhanh chóng, chính xác. Mong các đoàn tiếp tục nghe ngóng tình hình và chọn thời điểm phù hợp để ra tay tương trợ.”
❤️ Làm thiện nguyện bằng trái tim ấm áp nhưng cái đầu tỉnh táo🌻
Ảnh : Chuyến đi Huế – Quảng Trị vừa qua. Cảm ơn đôi lời chia sẻ của Xuân Trường
Hẳn ai đó sẽ chạnh lòng khi thấy hình ảnh quần áo cũ vứt chỏng trơ, bánh chưng quăng sọt rác. Rồi trách móc bà con miền Trung không biết quý trọng, phụ công người mang tới. Nhưng bà con vứt là đúng. Lấy về không dùng được thì thà vứt đi, không lấy cho rác nhà. Mà đúng nghĩa NÓ LÀ RÁC khi người cho cho một cách vô trách nhiệm.
QUẦN ÁO CŨ
– Đúng là có những hộ bị trôi sạch, đây là những hộ ven sông, nước chảy xiết, sóng vỗ mạnh. Họ cần quần áo thật sự cả trong và sau lũ lụt. Con số những hộ này chiếm tỷ lệ một phần nghìn.
– Một số hộ bị bất ngờ với mức lũ không kịp trở tay, đi vội chưa kịp thu gom nên bị ngập ướt, họ chỉ cần trong mấy ngày bị ngập nặng. Còn nước rút là họ về giặt giũ, phơi phóng được đâu cần mấy nữa.
– Chỉ cần 2 bộ quần áo là họ mặc sạch cả năm chứ đừng nói vài ngày lụt lội, chẳng giặt , chẳng thay cũng chẳng chết ai. Mà có nước tắm giặt đâu mà thay đồ.
– Quần áo cũ mang đến không phân loại, không giặt giũ lại cho khô sạch. Cứ đóng bao mang tới nó vừa hôi vừa không mặc được thì chả vứt đi. Đừng mang rác từ nhà bạn xả sang bà con vùng ngập lụt.
– Cứ đùng đùng quyên góp quần áo, mang theo không liên hệ xem chỗ đó có cần hay không. Có thể chỗ đó ban đầu cần thật sự nhưng đã có người cho, họ đã đủ mặc rồi. Cả chục đoàn vào cho nó thành thừa thãi. Hoặc ngay từ đầu họ đâu cần.
– Nhiều người họ cần thật sự, người cho nghiêm túc với món quà thì sẽ quá ổn phải không? Hãy cho cái người ta cần. Có nhiều túi quần áo thơm tho, được gấp gọn gàng, đóng túi sạch sẽ bà con nhiều nơi còn xin thêm.
– Quần áo ấm cũ sẽ cần hơn vì nó là dạng bông sợi dày, ngâm nước lâu khó giặt dễ hư hỏng.
– Quần áo bà con vùng sâu xa ÍT MUA QUẦN ÁO họ sẽ cần hơn như vùng dân tộc khó khăn , miền núi sâu xa.
– Những nhà dọc sông, sập tường nước cuốn đi sẽ cần một lượng vừa đủ.
BÁNH CHƯNG
Năm nay có thể là lần đầu bánh chưng được tổ chức gói rầm rộ gửi vùng lũ. Trước hết phải ghi nhận và cảm ơn tất cả mọi người.
– Khi bà con không nấu ăn được thì bánh chưng ăn no lâu, đủ chất, đỡ khát nước (so với mỳ tôm sống). Nên chỉ thích hợp bánh chưng khi chưa có điện nước còn ngập. Còn khi nước đã rút, nắng lên thì không nên gửi bánh chưng nữa.
– Muốn gửi bánh chưng phải vận chuyển nhanh nhất để bảo đảm chất lượng khi tới tay bà con. Nhiều nơi ở xa, đi xe tải nóng hư bánh vì khi di chuyển xa bánh bị sóc, lỏng gây hư hỏng nhanh hơn.
– Bánh cần được làm sạch sẽ, cẩn thận, nấu kỹ hút chân không và nên gói trọng lượng nhỏ. Nhiều trường hợp có thể do nấu vội nên bánh không rền, lúc bóc ra bánh cứng không ăn nổi. Đừng từ thiện kiểu bố thí, ban ơn rồi làm màu mè rồi trách móc bà con không nhận quà mình mang đến. Hãy nhìn lại xem mình đã thực sự yêu thương, quan tâm, tìm hiểu những điều thực sự bà con cần mà mình có khả năng làm tốt hay chưa !
“Của cho không bằng cách cho”
P/s: Bài viết là đôi lời chia sẻ ở 1 gốc độ nào đó, mong cả nhà xem hiểu theo hướng khách quan ạ.
Gửi cho bạn , cho tôi và cho tất cả chúng ta .❄️
Nếu một ngày …….
Bạn cảm thấy mệt mỏi trước giông bão cuộc đời hay nghịch cảnh của cuộc sống . Từ những điều lớn lao hay những điều tưởng chừng như nhỏ bé .
Hãy cứ tin rằng khi bước qua những cơn giông bão đó, đôi chân bạn sẽ dần dần cứng cáp, bạn sẽ trưởng thành hơn ,đầu óc bạn sẽ trở nên linh hoạt ,ý chí của bạn sẽ trở nên sắt đá hơn và lúc đó bạn sẽ có cái nhìn mới hơn về cuộc sống.
Đừng thất vọng hay chán nãn bạn nhé. Dù nỗi khổ ấy có lớn lao bao nhiêu, làm ta khổ ,ta buồn bao nhiêu .Lúc ấy có lẽ chúng ta nên dùng phương pháp im lặng , để cho mọi thứ dần lắng xuống .Rồi lúc đó chính là lúc ta gỡ những nút thắc ấy một cách thật nhẹ nhàng và chánh niệm . Đừng hấp tấp và cũng đừng quá vội vàng bạn nhé😊
Hãy cảm ơn nỗi khổ đau ấy ,Cũng như một người đang đói mới biết quý trọng từng hạt cơm , người đang khát mới biết quý trọng từng giọt nước .Bởi khi ta trải qua nỗi khổ đau rồi ta mới nhận diện được đâu mới là hạnh phúc . 😊
Để một ngày nào khác, bạn có đủ tự tin để đối mặt với mọi khó khăn trên đời, đủ đắng cay để nhận ra và trân trọng thứ hạnh phúc mình nắm giữ, đủ trải nghiệm để đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.😊
Bạn nhớ nhé!!!
Nói vậy , nhưng đôi lần tôi cũng vậy !
Đôi lúc tôi cảm thấy hụt hẫn, buồn ,mệt mỏi bởi những cái ánh mắt nhìn , những lời nói thị phi , những hành động làm ta nghĩ ngợi , rồi lại suy nghĩ ,lại chán nãn, nên buồn .Phải chăng là do chính tôi quá nghĩ ngợi , quá bận tâm về những điều ấy hay sao.😵
Lúc ấy, mọi thứ trong tôi dường như sụp đổ hoàn toàn .Tôi không còn một chút năng lượng nào cả , toàn thân cảm giác mệt mỏi ,thậm chí đến công việc nhẹ nhàng nhất là thở mà tôi lại cảm thấy thật khó khăn đến vậy.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không gì là Vĩnh hằng , không gì là mãi mãi nên có buồn ,có vui cũng là lẽ thường tình 😊
Cuộc đời là vậy, nếu mệt mỏi, hãy cứ nghỉ ngơi nhưng hãy luôn sẵn sàng tinh thần cho những đợt sóng mới. Giông tố qua đi – bầu trời sẽ sáng trở lại, không có nghĩa là nó sẽ trong xanh mãi mãi.
Hãy cảm ơn cuộc đời vì điều đó, đơn giản vì… liệu bạn có hạnh phúc không nếu cuộc đời là chuỗi ngày bình yên không bão tố?
Con người cảm thấy tự tin nhất khi họ được bộc lộ tính cách riêng của mình, chứ không phải khi họ làm theo những khuôn mẫu được chấp nhận rộng rãi. Những người đàn ông thường cho rằng mình phải hành động cứng rắn, cũng như những phụ nữ lại tin rằng mình phải cư xử dịu dàng, nhịn nhục. Chính những suy nghĩ, định kiến ấy sẽ khiến họ bị đóng khung trong những khuôn khổ giả tạo và mất dần những cá tính rất riêng của họ.
Viện Sức khỏe Quốc gia đã đưa ra tài liệu chứng minh rằng, khi cùng chịu những nỗi đau về tinh thần hay thể xác, đàn ông ít để lộ ra trạng thái đau buồn của mình hơn so với phụ nữ. Bởi từ nhỏ, nam giới được dạy dỗ là phải luôn tỏ ra cứng rắn, không nên biểu lộ tình cảm của mình. Trong khi đó, phụ nữ lại được dạy bảo là phải cởi mở hơn. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng đều thích hợp với những khuôn mẫu đó.
Một người đàn ông muốn khóc trước một nỗi đau, hay tại đám tang nhưng lại cố ghìm nén nó lại. Vậy thì anh ta đâu phải là một người thật sự cứng rắn. Một người phụ nữ ép mình phải cởi mở, tươi cười trước tất cả những người khác – trong khi bản chất cô lại là người luôn dè dặt, sống nội tâm – cô sẽ chẳng cảm thấy vui hơn vì đã phải xử sự trái ngược với bản chất vốn có của mình.
Bạn nên hành động và cư xử theo cách mà bạn cho là phù hợp, chứ không nên theo một khuôn mẫu mà bạn nghĩ là những người khác cho là đúng.
Chúng ta là những con người rất riêng với những tư chất và ước mơ khác nhau. Sở thích của người này chưa hẳn là sở thích của người khác, ước mơ của người này không phải là ước mơ của người khác. Trong từng giai đoạn của cuộc đời, bạn hãy luôn là chính mình. Điều đó sẽ giúp bạn hài lòng hơn về bản thân và về cuộc sống xung quanh bạn.
Ramanaiah, Detwiler và Byravan
Đừng cố tỏ ra mạnh mẽ khi bạn thực sự yếu mềm.
Đừng cố tỏ ra vui vẻ khi bạn thực sự muốn khóc.
Đừng cố tỏ ra can đảm khi nỗi sợ hãi thực sự đang vây quanh bạn.
Đừng cố tỏ ra thờ ơ trước những gì bạn thực sự quan tâm.
Đừng cố tỏ ra hạnh phúc khi bạn thực sự đau khổ.
Đừng cố tỏ ra tỏ ra đáng thương khi bạn thực sự đủ dũng cảm để vượt qua khó khăn.
Đừng cố tỏ ra yếu đuối khi bạn thực sự cứng rắn.
Đừng cố làm theo sở thích khi bạn thực sự không thích nó.
Đừng cố níu kéo một ai đó khi họ thực sự không còn quan tâm đến bạn nữa.
Đừng cố ép mình làm việc quá sức chỉ để quên một người.
Đừng cố mơ tưỏng về tương lai tốt đẹp khi hiện tại bạn không thực sự cố gắng.
Đừng cố nói những lời khiến những người bạn yêu thương bị tổn thương khi bạn thực sự không muốn thế.
Đừng cố so sánh mình với người khác vì mỗi người trong chúng ta ai cũng là một người đặc biệt.
Đừng cố giấu diếm cảm xúc của mình khi bạn thực sự muốn giãi bày cùng ai đó.
Đừng cố gạt những ngưòi muốn giúp đỡ bạn ra khi bạn thực sự cần ai đó để chở che.
Đừng cố sống theo những gì mà người khác sắp đặt cho bạn khi bạn thực sự có thể làm chủ được cuộc đời mình.
Đừng cố tạo ra một lý do cho những sai lầm của mình.
Đừng sống theo suy nghĩ và lời nói hay sự dèm pha của người khác. Không ai hiểu mình bằng chính bản thân mình!
Chúng ta qua miệng người khác không phải là con người toàn diện, mà có rất nhiều phiên bản khác nhau, nên chỉ cần làm một bản chính tốt là được.
Bởi người đời: – Ánh mắt giống nhau nhưng góc nhìn khác nhau. – Miệng giống nhau nhưng mỗi người một cách nói. – Trái tim cấu tạo tương đồng nhưng suy nghĩ lại rất dị biệt. – Tiền của giống nhau nhưng cách chi tiêu mỗi người một cách. – Cũng là con người nhưng mỗi cá nhân có một cách sống, nên cần tự tin bước đi trên đôi chân của mình. – Đại bàng không có tiếng cổ vũ cũng vẫn tung cánh bay cao – Đám cỏ không cần người chăm sóc cũng biết tự vươn mình lớn lên. – Hoa dại trong núi sâu dù không ai thưởng thức vẫn tỏa hương thơm ngát. – Làm việc, không cần người người đều thấu hiểu, chỉ cần dốc lòng hết sức. – Làm Người, không cần ai ai cũng yêu mến, chỉ cần thẳng thắn, rộng lượng!
#COBONLA
Hình Ảnh “Hành Trang Vào Đời” Trường THCS Phước Lý, Cần Giuộc, Long An
Đừng giấu buồn, cũng đừng than thở. Bởi không ai sống thay ai một đời một kiếp. Cũng không ai cầm tay ai để dắt đi từng quãng cuộc đời. Chúng ta cứ sống như thể mình trẻ dại, vấp ngã ở đâu thì đứng lên ở đó.
Những điều xưa cũ có lẽ nên ở một góc nào đó trong tâm hồn, đến khi già nua, có thể gợi nhắc cùng con cháu. Còn bây giờ, là lúc để đứng lên, để đi và va vấp. Là lúc để học cách trưởng thành. Sẽ thế nào nếu chúng ta chỉ ước mong “thôi đừng lớn”? Không! Vì ai mà chẳng phải lớn. Cứ đi đi, có ngã, còn nén đau mà đi tiếp.
Vì cuộc đời này chưa có điểm dừng chân…
Cảm ơn thời gian, giúp tôi nhìn rõ khuôn mặt mỗi người bên cạnh, ai chân thành thật lòng, ai phỉnh lừa giễu cợt!
Cảm ơn thời gian, giúp tôi cảm nhận được những điều quan trọng. Cao sang giàu có rồi cũng trở về không, lợi danh quyền thế vốn là giấc mộng ngắn, chỉ có tình nghĩa và sức khỏe mới cần được trân trọng giữ gìn.
Cảm ơn thời gian, giúp tôi có những trải nghiệm quý giá. Kinh qua nhiều câu chuyện tình đời, xem nhẹ nhiều vết thương thống thiết, để hôm nay có thể dùng trái tim đơn giản thực tập nếp sống biết ơn và tinh thần biết đủ.
Cảm ơn thời gian, dạy tôi biết nhiều điều trong giao tế. Khi qua lại với người cần thận trọng lời nói, lỡ phát sinh hiểu lầm nên bình tĩnh giải quyết. Đối với người giả dối, dù nhìn thấu cũng không nên nói tận. Gặp phải kẻ toan tính, dù biết rõ cũng không cần rêu rao. Rồi cũng có ngày thời gian đưa tất cả ra ánh sáng, những nhân duyên đã gây tạo chắc chắn sẽ nhận được hồi đáp tương xứng.
Cảm ơn thời gian, dạy tôi biết nhiều thứ: Không để những người và việc không đáng khiến mình hao tâm tổn trí, lãng phí thời gian và sức lực. Những gì thuộc về bạn, có chạy cũng không thoát. Bằng như đã không phải, dù có giành cả đời cũng không thể có được.
Cảm ơn thời gian, giúp tôi gặp được nhiều người, học được nhiều thứ, thọ hưởng sự ấm áp và cảm động, để bản thân trưởng thành và tiến bộ.
Mạng sống ngắn ngủi, đời người vô thường, hãy xem mỗi ngày đều là ngày cuối cùng được sống, để trân quý những việc cần – nên làm, dành thời gian cho những người mình thương.
Ps: cơ mà thời gian đã lấy đi sức khỏe & tuổi trẻ của mình oy. Sau Hội Trại 13 tỉnh miền Tây về, mình ngồi dậy lại chóng mặt, quay quay…. Nhớ ngày trước mình thức bao nhiêu, đi bao nhiêu nơi liên tục từ Bắc vào Nam vẫn khỏe như thường… Ôi, thời gian!!!!